• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Phát triển ngành sản xuất gia vị và nước hoa giúp phụ nữ Chiềng Keng thoát nghèo

Thực hiện: Nam Nguyễn | 23/12/2023

(Tổ Quốc) - Chuyển đổi từ trồng cây bồ đề lấy gỗ sang lấy nhựa và trồng cây gia vị hữu cơ dưới tán cây bồ đề, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã Chiềng Keng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, đã tự tin phát triển kinh tế, gia nhập chuỗi phát triển giá trị bền vững trong sản xuất gia vị và nước hoa.

Phát triển ngành sản xuất gia vị và nước hoa giúp phụ nữ Chiềng Keng  thoát nghèo - Ảnh 1.

Trước đây, những người phụ nữ vùng cao xã Chiềng Keng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, chỉ có nguồn thu nhập từ trồng ngô, khoai, sắn để trang trải cuộc sống hàng ngày. Công việc làm nông nghiệp chiếm khá nhiều thời gian của các chị em và cho thu nhập thấp.

Phát triển ngành sản xuất gia vị và nước hoa giúp phụ nữ Chiềng Keng  thoát nghèo - Ảnh 2.

Từ khi được kết nối với dự án phát triển chuỗi cung ứng benzoin (nhựa bồ đề) và gia vị hữu cơ do Công ty Đức Phú thực hiện với sự hỗ trợ của dự án GREAT (dự án do chính phủ Úc tài trợ), chị em đã chuyển đổi từ trồng bồ đề lấy gỗ sang lấy nhựa và trồng cây gia vị hữu cơ dưới tán cây bồ đề, giúp đa dạng hóa và tăng nguồn thu nhập.

Phát triển ngành sản xuất gia vị và nước hoa giúp phụ nữ Chiềng Keng  thoát nghèo - Ảnh 3.

Chị Triệu Thị Liều chia sẻ: Lúc đầu chị cũng e ngại không biết tham gia dự án như thế nào. Nhờ có mấy chị em đã tham gia trước đó chia sẻ nên chị đã tự tin hơn. Bây giờ nếu có gì không biết, chị Cảnh hỏi mấy chị em trong nhóm, mọi người giúp đỡ nhiệt nên cũng an tâm hơn. Giờ đây, chị đã biết nhựa cây bồ đề còn gọi là benzoin, là một loại nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất nước hoa, từ đó hiểu thêm về lợi ích của việc chuyển đổi khai thác bền vững từ khai thác cây bồ đề lấy gỗ sang lấy nhựa và xen canh trồng gừng hữu cơ dưới tán bồ đề.

Phát triển ngành sản xuất gia vị và nước hoa giúp phụ nữ Chiềng Keng  thoát nghèo - Ảnh 4.

Công việc leo lên lấy nhựa trên cây do những người đàn ông đảm nhiệm. Với dụng cụ đặc biệt anh Triệu Kim Chu chồng chị Triệu Thị Liều đã leo lên cây bồ đề để thu nhựa.

Phát triển ngành sản xuất gia vị và nước hoa giúp phụ nữ Chiềng Keng  thoát nghèo - Ảnh 5.

"Từ ngày tham gia trồng và khai thác cây bồ đề, trong khuôn khổ dự án GREAT (Gender Responsive Equitable Agriculture and Tourism Program – Dự án thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch do Chính phủ Úc hỗ trợ bằng nguồn vốn ODA), cuộc sống của chúng tôi đã hoàn toàn thay đổi" - anh Chu chia sẻ.

Phát triển ngành sản xuất gia vị và nước hoa giúp phụ nữ Chiềng Keng  thoát nghèo - Ảnh 6.

Nhiều năm nay, gia đình chị cũng như người dân địa phương thường khai thác cây lấy gỗ, tuy nhiên loại cây này còn có công dụng bền vững hơn thế, đó là sản xuất ra benzoin (hay còn gọi là nhựa bồ đề, cánh kiến trắng), là một loại nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trên thế giới để sản xuất nước hoa. Nhu cầu về nhựa bồ đề ở các nước Châu Âu như Pháp, Đức đang ngày càng tăng.

Phát triển ngành sản xuất gia vị và nước hoa giúp phụ nữ Chiềng Keng  thoát nghèo - Ảnh 7.

Dự án GREAT đang phối hợp với Công ty Nông lâm nghiệp Đức Phú chuyển giao mô hình khai thác nhựa cho người dân, tập huấn cho họ cách chăm sóc cây, kỹ thuật lấy nhựa và đảm bảo thu mua thành phẩm.

Phát triển ngành sản xuất gia vị và nước hoa giúp phụ nữ Chiềng Keng  thoát nghèo - Ảnh 8.

Không chỉ tập trung phát triển chuỗi giá trị, những người phụ nữ ở Chiềng Keng còn được hướng dẫn canh tác, chế biến và sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn hữu cơ, tiêu chuẩn UEBT - Thương mại sinh học có đạo đức…

Phát triển ngành sản xuất gia vị và nước hoa giúp phụ nữ Chiềng Keng  thoát nghèo - Ảnh 9.

Những chứng nhận quốc tế này yêu cầu không sử dụng chất hóa học, thuốc trừ sâu, bảo tồn đa dạng sinh học, và bảo vệ môi trường. Đây là nền móng vững chắc để sản phẩm của núi rừng được tiến sâu vào thị trường sản xuất nước hoa và gia vị thế giới.

Phát triển ngành sản xuất gia vị và nước hoa giúp phụ nữ Chiềng Keng  thoát nghèo - Ảnh 10.

Khi nhựa thô được thu hoạch về, chị Liều lại cùng vài chị em trong bản sơ chế, cạo sạch các chất bẩn rồi gọi cho Công ty Đức Phú đến thu mua. Từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch là thời điểm thuận lợi để người dân rạch vỏ cây, tạo vết thương.

Phát triển ngành sản xuất gia vị và nước hoa giúp phụ nữ Chiềng Keng  thoát nghèo - Ảnh 11.

Sau 15 ngày mới có những giọt nhựa đầu tiên, cứ như vậy đến tháng 12 thì thu hoạch. Năng suất nhựa của 1 cây bồ đề 7 đến 10 năm tuổi là khoảng 0,3kg/năm; giá thấp nhất là 150.000 đồng/kg. Giá nhựa bồ đề thô hiện nay là 200.000/kg.

Phát triển ngành sản xuất gia vị và nước hoa giúp phụ nữ Chiềng Keng  thoát nghèo - Ảnh 12.

Tính sơ bộ chỉ cần 1ha (bồ đề 7 tuổi) có 1.000 cây cho thu hoạch nhựa thì đã có thể cho thu nhập 60 triệu đồng/năm, đó là chưa kể sau khi thu hoạch nhựa khoảng 10 năm thì gỗ bồ đề lại được bán với giá gỗ lớn (khoảng 2 triệu/m3) ước đạt 80m3/ha thu nhập thêm khoảng 160 triệu đồng. Như vậy, có thể thấy việc trồng cây bồ đề để định hướng lấy nhựa sẽ cho thu hoạch rất cao.

Phát triển ngành sản xuất gia vị và nước hoa giúp phụ nữ Chiềng Keng  thoát nghèo - Ảnh 13.

Cố vấn trưởng Dự án GREAT - ông Phil Harman cho biết, nhóm điều phối Dự án đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác và chính quyền địa phương để tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Dự án nhằm phát triển bền vững diện tích cây bồ đề trên địa bàn huyện Văn Bàn (Lào Cai), góp phần nâng cao chất lượng rừng, chống xói mòn, sạt lở, hạn chế thiên tai, đồng thời mang lại sinh kế cho người dân, trọng tâm của dự án là phụ nữ.

Phát triển ngành sản xuất gia vị và nước hoa giúp phụ nữ Chiềng Keng  thoát nghèo - Ảnh 14.

Nhựa cây bồ đề (storax, snowbell), tên khoa học là Styrax tonkinensis. Theo Đông y thường có vị cay, đắng, tính bình, không độc. Có tác dụng khai khiếu, hành khí, hoạt huyết, an thần. Nhựa của cây bồ đề có mùi thơm vani, do đó nó được dùng để chế tạo ra một loại nước hoa. Ngoài ra, trong nhiều ngành công nghiệp, nhựa bồ đề còn được chế tạo làm các vật dụng cao su cứng.

Phát triển ngành sản xuất gia vị và nước hoa giúp phụ nữ Chiềng Keng  thoát nghèo - Ảnh 15.

Vì trồng bồ đề sau 7-8 năm mới lấy được nhựa nên dự án GREAT hướng dẫn người dân trồng xen gừng dưới tán cây bồ đề, vừa tiết kiệm diện tích, công sức lao động mà lại có thêm thu nhập trong thời gian ngắn.

NỔI BẬT TRANG CHỦ