• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Sau thượng đỉnh Nga – Triều: Điều gì khiến Bình Nhưỡng cảnh báo leo thang căng thẳng dữ dội?

Thế giới 26/04/2019 17:07

(Tổ Quốc) - Sau thượng đỉnh Nga-Triều, Bình Nhưỡng tiếp tục cảnh báo về căng thẳng với Mỹ có thể tiếp tục.

Nới lỏng trừng phạt Triều Tiên?

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã nói với Tổng thống Nga Vladmir Putin về vấn đề hòa bình và an ninh tại bán đảo Triều Tiên đồng thời cho rằng các căng thẳng leo thang rất có thể quay trở lại, truyền thông Triều Tiên cho biết vào ngày 26/4.

Sau thượng đỉnh Nga – Triều: Điều gì khiến Bình Nhưỡng cảnh báo leo thang căng thẳng dữ dội? - Ảnh 1.

Hình ảnh Chủ tịch Kim Jong-un và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh:KCNA

Nói tại thượng đỉnh Vladivostok trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Putin, Chủ tịch Kim cho rằng việc tăng cường sức ép vào Mỹ sẽ khiến Washington cần phải nhượng bộ hơn với Triều Tiên nhằm nới lỏng các trừng phạt quốc tế.

Thượng đỉnh lần hai giữa Chủ tịch Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump tại Việt Nam vào tháng Hai đã chưa ra được tuyên bố chung. Triều Tiên luôn bày tỏ hi vọng Mỹ có thể nới lỏng trừng phạt đối với nước này.

Chủ tịch Kim từng cho rằng, ông sẽ đợi cho đến khi nào Mỹ linh hoạt áp dụng giảm căng thẳng từ các trừng phạt.

"Tình hình trên bán đảo Triều Tiên và khu vực hiện tại vẫn đang dậm chân tại chỗ và cần phải có lộ trình linh hoạt từ hai bên. Mỹ luôn có thái độ đơn phương trong lập trường tại thượng đỉnh Mỹ-Triều", hãng thông tấn Triều Tiên KCNA cho biết.

Bộ Ngoại giao Mỹ hiện chưa đưa ra phản ứng từ bình luận của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Ông William Hagerty, đại sứ Mỹ tại Nhật Bản đã nói với nhóm nghiên cứu của Washington rằng, các kênh liên lạc giữa Chủ tịch Kim Jong-un với Nga và Trung Quốc là một phần nỗ lực nhằm tìm kiếm việc nới lỏng các trừng phạt quốc tế.

"Sự thật cuộc gặp giữa Chủ tịch Kim Jong-un và Tổng thống Putin đang chứng minh rằng Bình Nhưỡng đang chịu áp lực từ trừng phạt và nỗ lực tìm kiếm cơ hội nới lỏng trừng phạt quốc tế", ông Hagerty nói thêm.

"Những gì chúng ta nhìn thấy là nỗ lực từ phía Bình Nhưỡng nhằm tìm hướng giải quyết với các trừng phạt căng thẳng hiện tại. Có một hướng đơn giản hơn để đối phó với nó là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên", ông Hagerty nhấn mạnh.

Các cam kết an ninh

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 25/4 gặp Tổng thống Nga Putin, đánh dấu hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa ông với một lãnh đạo nước khác kể từ sau thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai.

"Hội nghị thượng đỉnh này nặng về tính biểu tượng ngoại giao hơn là hợp tác thực sự, nhưng cuộc gặp đã mang đến thành tựu lịch sử cho Chủ tịch Kim Jong-un", ông Shin Beom-chul, Viện nghiên cứu chính sách Asan cho biết.

Vào ngày 26/4, Chủ tịch Kim Jong-un cùng các quan chức đã đặt vòng hoa tưởng niệm vinh quang Hạm đội Thái Bình Dương gần trụ sở của hạm đội ở thành phố Vladivostok, vùng Viễn Đông Nga. Các cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Putin và Chủ tịch Kim đã diễn ra từ chiều qua ngày 25/4 trong không khí đánh giá là thoải mái và hợp tác.

"Thượng đỉnh Nga-Triều là điểm nhấn sau cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim. Nga luôn khẳng định vai trò ảnh hưởng quốc tế bằng sức hút ngoại giao trong tiến trình hòa bình. Triều Tiên lại thể hiện rằng có nhiều lựa chọn ngoài Mỹ", ông Dmitri Trenin, người đứng đầu Trung tâm Carnegie Moskva cho biết.

Tại thượng đỉnh Nga-Triều, cả hai bên đã thúc đẩy kênh thông tin chiến lược và hợp tác chiến lược nhằm đảm bảo an ninh và hoàn bình trên bán đảo Triều Tiên, hãng thông tấn KCNA cho biết.

"Tuy nhiên, bất kỳ cam kết an ninh của Mỹ đối với Triều Tiên cần phải nhận được sự ủng hộ từ các quốc gia khác, đặc biệt cần thiết cho đàm phán 6 bên", Tổng thống Putin cho biết.

Giới quan sát cho rằng, cuộc gặp Nga_Triều là chương mới nhất trong chính sách ngoại giao của lãnh đạo Triều Tiên, nhằm thúc đẩy ngoại giao và tương tác với quốc tế.

Nga đã nhiều năm tham gia đàm phán 6 bên nhằm thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân có sự tham gia của Hàn Quốc, Triều Tiên, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ này chưa từng lặp lại từ năm 2009.

Cuộc đàm phán 6 bên năm 2005 đã đạt được bước ngoặt đột phá khi Triều Tiên "cam kết từ bỏ tất cả vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các bên sau đó không thống nhất được phương thức kiểm chứng việc thực thi cam kết. Năm 2009, Triều Tiên rút khỏi đàm phán 6 bên với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Hàn Quốc.

"Các cuộc gặp gỡ cần có sự cam kết an ninh. Đó là điều cần thiết. Tất cả chúng ta cần phải suy nghĩ về điều này", Tổng thống Putin nói với báo chí sau cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Kim Jong-un.

Những cam kết này cần có tiếng nói của cộng đồng quốc tế, Tổng thống Putin nói thêm.

Nga và Triều Tiên cũng đã thống nhất việc tăng cường hợp tác tất cả các lĩnh vực. Chủ tịch Kim đã mời Tổng thống Putin thăm Triều Tiên và ông Putin đã chấp nhận lời mời, hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA) xác nhận. Tuy nhiên, thời gian chính thức vẫn chưa được thông báo.

"Triều Tiên dường như đang cố gắng để mở rộng cơ hội đàm phán với nhiều nhà lãnh đạo thế giới. Mỹ tiếp tục vẫn gửi thông điệp mong muốn tiếp tục đàm phán với Triều Tiên thông qua các kênh ở mọi cấp độ", đại sứ Hàn Quốc tại Mỹ - ông Cho Yoon-je nói trên Yonhap.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ