• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Shangri-La 2017: Mỹ liệu có “toàn tâm” với khu vực châu Á-Thái Bình Dương?

Thế giới 02/06/2017 22:05

(Tổ Quốc) -Liệu đối thoại Shangri-La 2017 tại Singapore sẽ là cơ hội đưa Mỹ đến gần hơn với khu vực châu Á-Thái Bình Dương?

Mục tiêu châu Á-Thái Bình Dương

Bộ trưởng quốc phòng Jim Mattis cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì quan hệ với các đồng minh khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong chuyến thăm Singapore tại diễn đàn an ninh và quốc phòng khu vực.

Mỹ sẽ tiếp tục duy trì quan hệ với các đồng minh khu vực châu Á-Thái Bình Dương 

 

Ông Mattis đang có chuyến thăm thứ hai trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ khi chính thức vào Lầu Năm Góc. Hiện tại Bộ trưởng Jim Mattis cũng đang đưa ra các điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với các đồng minh trong khu vực và tái cam kết quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh.

Gần đây, Tổng thống Trump đã có các ủng hộ đối với Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên, đưa ra nhiều lo lắng đối với các đồng minh khu vực Đông Nam Á giữa bối cảnh căng thẳng leo thang tại bán đảo Triều Tiên.

Ông Mattis nói với truyền thông rằng, đối thoại Shangri-La tại Singapore sẽ thảo luận về vấn đề trật tự thế giới và tiến tới hòa bình châu Á, gia tăng các giải pháp đối phó với chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.  Đây có thể là một hàm ý nhắm đến các hoạt động xây dựng và quân sự hóa trái phép của Bắc Kinh tại các thực thể trên biển Đông.

“Tôi sẽ nhấn mạnh đến vai trò của Mỹ với các đồng minh châu Á-Thái Bình Dương và các đối tác”, ông Mattis đã nói với báo chí trước khi tham gia diễn đàn an ninh khu vực.

“Bộ quốc phòng Mỹ sẽ tập trung vào việc thúc đẩy quan hệ liên minh, giải pháp duy trì an ninh quốc gia”, ông Mattis cho biết.

Ông Mattis cũng mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác với các nước bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia.

Mỹ cũng sẽ có lưu ý đến vấn đề Triều Tiên bởi sức đe dọa của hàng loạt vụ thử tên lửa Triều Tiên. Bình Nhưỡng cũng liên tục đe dọa phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có gắn đầu đạn hạt nhân (ICBM) nhắm vào Mỹ.

Sức mạnh không quân và hải quân Nhật Bản cùng với nhóm tàu sân bay Mỹ cũng gia tăng hiện diện trong 3 ngày vừa qua tại biển Nhật Bản khẳng định đối phó với căng thăng leo thang về vấn đề Triều Tiên.

Các quan chức Mỹ cho biết, Washington sẽ tiếp tục mở rộng hiện diện tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tổng thống Trump sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh khu vực tại Việt Nam và Philippines vào tháng 11.

Lầu Năm Góc cũng đang cân nhắc về đề xuất của Thượng nghị sỹ John McCain nhằm gây 7.5 tỷ đô la về chi tiêu quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tiến trình với Trung Quốc?

Ông Mattis cho biết, ông sẽ tiến tới thỏa thuận cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế giữa bối cảnh Trung Quốc tiến hành các hoạt động xây dựng trái phép tại Biển Đông.

Tuần trước, Mỹ đã đưa tàu chiến vào vùng 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn, Biển Đông. Đây là lần đầu tiên Washington gây sức ép quân sư với Bắc Kinh từ khi Tổng thống Trump lên nắm chính quyền.

Chính quyền Tổng thống Trump đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, gia tăng các lệnh trừng phạt mới và thúc đẩy quan hệ hợp tác với Trung Quốc.

Tuy nhiên, các quan chức châu Á vẫn tỏ ra nhiều lo lắng về các thay đổi trong chính sách đối với khu vực châu Á của Tổng thống Trump.

Sau cuộc gặp Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng Tư, ông Trump đã đánh giá cao ông Tập trong nỗ lực của Trung Quốc gây sức ép đối với Triều Tiên.

“Đã đến lúc phải có các hành động và Trung Quốc phải gia tăng ảnh hưởng đối với Triều Tiên”, ông David Helvey – một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ cho biết.

Vào ngày 2/6, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cũng đã chấp thuận với đề xuất của Mỹ và Trung Quốc trong việc đưa thêm các cá nhân và  thực thể Triều Tiên vào danh sách trừng phạt sau nhiều vụ phóng tên lửa liên tiếp gần đây.

Dự thảo nghị quyết trên sẽ xử phạt bốn thực thể của Triều Tiên, bao gồm Ngân hàng Koryo và lực lượng tên lửa chiến lược của Quân đội Triều Tiên, và 14 cá nhân, bao gồm cả Cho Il U - người được cho là đứng đầu các hoạt động tình báo ở nước ngoài của Triều Tiên, Reuters cho biết.

Thêm vào đó, chuyến thăm của ông Mattis diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã yêu cầu điều tra trong tuần này xung quanh “lùm xùm” về việc Mỹ triển khai “chui” 4 bệ phóng tên lửa thuộc hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối THAAD được triển khai ngoại ô Hàn Quốc.

Người đứng đầu Văn phòng an ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong cũng đã lên đường thăm Mỹ nhằm tìm kiếm nỗ lực hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh căng thẳng Triều Tiên.

“Mỹ đã có các thảo luận với Hàn Quốc và các tiến trình thực hiện đều  minh bạch”, ông David Helvey – một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ nhấn mạnh.

(Theo Reuters)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ