• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

“Siêu bầu cử” châu Âu bối rối trước sự chia rẽ và cái kết nguy hiểm

Thế giới 17/01/2017 21:27

(Tổ Quốc) - Cử tri Hà Lan đang tiến tới các cuộc bầu cử quốc hội trong thời gian hai tháng tới, báo trước sự khởi đầu của một " năm siêu bầu cử " tại ba nền kinh tế hàng đầu châu Âu: Hà Lan, Pháp và Đức.

Sau khi kết quả Brexit bất ngờ ở Anh và lễ nhậm chức của Donald Trump đang sắp diễn ra vào ngày 20/1 tại Mỹ, sự chú ý đang dần được chuyển sang khung cảnh chính trị tương lai của châu lục già.

"Sắp tới sẽ là một năm "siêu bầu cử" ở châu Âu," nhà phân tích chính trị Đại học Amsterdam Claes de VREESE nói. "Sẽ có rất nhiều sự chú ý vào các cuộc bầu cử," ông nói với AFP.

Bà Marine Le Pen và ông Geert Wilders tại Nghị viện châu Âu. (Nguồn: Nghị viện châu Âu)

Chia rẽ tại Hà Lan?

Vào ngày 15/3, khoảng 12,6 triệu cử tri Hà Lan sẽ có đủ điều kiện để bỏ phiếu bầu ra một quốc hội, Thủ tướng và chính phủ mới.

Đây sẽ là hoạt động đầu tiên trong một chuỗi các cuộc bầu cử được tổ chức trong bối cảnh khuynh hướng chống EU đang gia tăng cùng nhiều lo ngại về làn sóng nhập cư lớn nhất châu Âu kể từ Thế chiến II đã và đang củng cố sức mạnh cho các đảng cực hữu.

Đảng Tự do (PVV) của chính trị gia Hà Lan Geert Wilders đang nhận được sự ủng hộ cao trong các cuộc thăm dò, với số liệu mới nhất cho thấy PVV có thể giành được từ 31-37 số ghế trong Quốc hội 150 ghế.

"Rất có thể là đảng của ông Wilders sẽ 'trở thành chính đảng lớn nhất sau cuộc bầu cử," nhà phân tích chính trị Andre Krouwel nói với AFP.

"Nhưng tôi không nghĩ rằng Wilders sẽ quản lý được chính phủ, bởi vì rõ ràng là không ai tại The Hague muốn quản lý chính phủ với ông ấy," ông nói.

Khi thời gian đang bắt đầu đếm ngược và các bên đã sẵn sàng cho cuộc đua bầu cử, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ngày 16/1 cho biết sẽ  "không có cơ hội" rằng Đảng Tự do và Dân chủ Tự Do của ông (VVD) – đang đứng thứ 2 trong các cuộc thăm dò - sẽ đồng ý xây dựng chính phủ trong một liên minh với Wilders.

Ông Wilders, với tư tưởng cực hữu tháng 12/2016 đã bị kết tội phân biệt đối xử về những tuyên bố của ông về người Ma rốc sống tại Hà Lan.

Trong bản tuyên ngôn tranh cử của ông, Wilders tuyên bố sẽ đóng cửa các nhà thờ Hồi giáo, cấm kinh Koran, đóng cửa biên giới của đất nước và đưa Hà Lan ra khỏi Liên minh châu Âu.

Trong khi ông Rutte nói với đài truyền hình NOS rằng ý kiến của nhà lãnh đạo PVV về việc đuổi bớt người thề nhập cư Ma-rốc ra khỏi Hà Lan là "mâu thuẫn" với các giá trị của nước này và ông sẽ không điều hành chính phủ với Wilders. "Điều này sẽ không xảy ra", ông nói.

Tuy nhiên, ông Rutte vẫn còn nhiều lo ngại về Wilders khi quốc hội thiểu số đầu tiên của ông Rutte đã sụp đổ năm 2012 khi Wilders rút sự hỗ trợ đối với chính đảng của ông Rutte trong quốc hội.

Các nhà phân tích cũng tin rằng sự chia rẽ “thâm căn cố đế” tại Hà Lan có nghĩa là chính phủ sắp tới cũng có khả năng sẽ là một liên minh – có thể với khoảng 5 chính đảng.

Khả năng dễ xảy ra nhất là đảng VVD của Rutte, đảng Dân chủ Cơ đốc giáo trung tả, đảng D66 tiến bộ và với "với hai hoặc nhiều đảng Cơ đốc giáo nhỏ", Krouwel từ Vrije Universiteit Amsterdam dự đoán.

Hệ lụy nguy hiểm

Cuộc bỏ phiếu ở Hà Lan sẽ diễn ra chỉ một tháng sau khi vòng đầu tiên trong cuộc bầu tổng thống Pháp được tổ chức vào ngày 23/4.

Các cuộc thăm dò tại Pháp cho thấy vòng đầu tiên sẽ là một cuộc cạnh tranh ba bên giữa lực lượng bảo thủ của cựu Thủ tướng Francois Fillon, phe cực hữu do Marine Le Pen của đảng Mặt trận quốc gia (FN) lãnh đạo và bên trung dung do cựu Bộ trưởng kinh tế Emmanuel Macron đứng đầu.

Trong khi đó, kịch bản được coi là có khả năng nhất là cuộc đấu giữa Fillon- và Le Pen trong tháng 5.

Và sau đó, qua mùa hè, Đức sẽ bỏ phiếu bầu ra một quốc hội mới trong bối cảnh chính đảng chống nhập cư Giải pháp cho nước Đức nhận được khoảng 15% sự ủng hộ.

Các đảng cực hữu châu Âu đang ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ từ sau Brexit và chiến thắng đầy bất ngờ của ông Trump, De VREESE nói.

Khi các nhà lãnh đạo cực hữu củng cố các thành tựu đạt được "họ sẽ có một sự liên kết xuyên đại tây dương gồm nhiều nhà lãnh đạo dân túy nắm quyền lực thực sự," Krouwel nói.

"Trump sau đó sẽ không còn bị sự cô lập. Họ sẽ làm việc với ông ấy và điều đó sẽ có tác động đến tất cả các loại hiệp ước, bao gồm cả các hiệp ước khí hậu Paris," ông nói với AFP.

"Sẽ có những hậu quả chính trị thực sự."

Ko Colijn, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Clingendael cho biết các chiến thắng của phe cực hữu ở Hà Lan, đặc biệt là ở Pháp, có khả năng sẽ mở ra hợp tác chặt chẽ với cả Trump và Nga.

"Nếu Le Pen giành chiến thắng ... có một cơ hội thực sự rằng bà ấy và ông Trump sẽ coi (Tổng thống Nga Vladimir) Putin là"người họ có thể xúc tiến một thỏa thuận"," Colijn nói.

(Theo AFP)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ