• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Sốt xuất huyết: Người dân Hà Nội ngăn phun hóa chất, số ca mắc mới vẫn tăng

Thời sự 21/08/2017 16:44

(Tổ Quốc) - Theo dự báo của ngành Y tế, tháng 9 sắp tới đây sẽ là "đỉnh dịch" sốt xuất huyết. Thời điểm này, chính quyền các địa phương điểm nóng và ngành Y tế đang dốc toàn lực để sẵn sàng tuyên chuyến với dịch bệnh này.

Liên tiếp trong những ngày vừa qua, "tư lệnh" ngành Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã đích thân chỉ đạo "trận đánh" với dịch sốt xuất huyết. Cùng với việc thường xuyên chủ trì các cuộc họp khẩn để bàn phương án dập dịch, Bộ trưởng Y tế cũng trực tiếp đi thị sát TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt là TP.Hà Nội nơi được xem là "điểm nóng" của dịch sốt xuất huyết.

Nhiều hộ dân chỉ cho cán bộ y tế vào phun thuốc ở tầng 1, tệ hơn là không cho vào.

Sáng 20/8, khi đến kiểm tra tại hai hộ gia đình thuộc ngõ 282, Thụy Khuê (Tây Hồ), Bộ trưởng Y tế đã phát hiện 5 ổ bọ gậy. Mặc dù, trước đó ít ngày khu vực này đã được phun thuốc diệt muỗi và các Chuyên gia Viện Sốt rét - Ký sinh trùng Trung ương cũng không phát hiện ra muỗi truyền bệnh.

Giải thích nguyên nhân của tình trạng này, ThS.BS Nguyễn Đức Khoa, Phó trưởng Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết, vừa rồi ở Hà Nội có một tỷ lệ lớn hộ gia đình không cho cán bộ y tế vào phun hóa chất hoặc chỉ cho phun tầng 1 mà không cho phun tầng trên hoặc không cho các đội xung kích, liên ngành vào diệt bọ gậy.

ThS.BS Nguyễn Đức Khoa chia sẻ, nếu chúng ta diệt muỗi mà không diệt tổng thể, chỉ diệt ở một số hộ gia đình thì muỗi sẽ phát triển bay từ nhà này sang nhà khác nên hiệu quả diệt muỗi kém. Vì vậy, để diệt muỗi hiệu quả cần làm đồng bộ cả khu vực đồng thời với diệt muỗi và loăng quăng, bọ gậy. Vì vậy, nếu muốn dập dịch sốt xuất huyết thì cần huy động cả cộng đồng tham gia.

ThS.BS Nguyễn Đức Khoa, Phó trưởng Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế

Bệnh SXH truyền qua muỗi và hiện nay SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccin phòng bệnh ở Việt Nam cho nên biện pháp phòng SXH vẫn là diệt muỗi và loăng quăng, bọ gậy.

Muỗi truyền sốt xuất huyết có đặc điểm ở trong các hộ gia đình, muỗi đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước sạch ở trong nhà và xung quanh nhà. Biện pháp phun hóa chất chỉ là biện pháp tức thời bởi vì muỗi truyền SXH không đậu lên tường.

"Để diệt muỗi chúng ta không dùng biện pháp phun lên tường mà phun lên không gian với các hạt thể tích nhỏ bay lơ lửng trong không khí. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng từ 1-2 tiếng bởi các hạt hóa chất còn lơ lửng trên không gian sau đó rơi xuống đất và hết tác dụng. Do vậy, biện pháp phun hóa chất chỉ có tác dụng tức thời  trong thời gian ngắn". ThS.BS Nguyễn Đức Khoa cho biết thêm

Được biết, mặc dù triển khai phun thuốc muỗi trên diện rộng, thế nhưng mỗi tuần, trên địa bàn Hà Nội vẫn có thêm từ 2.000-3.000 ca sốt xuất huyết mới. Tính từ đầu năm đến nay, Hà Nội có 19.000 ca mắc sốt xuất huyết.

Thế Công

Thế Công

NỔI BẬT TRANG CHỦ