• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Sửa đổi luật bóng đá 2020 sẽ giúp thủ môn dễ dàng cản phá phạt đền

Thể thao 12/02/2020 08:30

(Tổ Quốc) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật 14 về phạt đền sẽ giúp thủ môn có nhiều lợi thế hơn khi phải chịu quả phạt trực tiếp.

Theo đó, Luật 14 sửa đổi, bổ sung quy định quy trình phạt đền có nêu, quy trình đặt bóng bắt buộc bóng phải đặt đứng yên trên chấm phạt đền và cột dọc, xà ngang, lưới cầu môn không được di chuyển. Thủ môn đội phòng ngự phải ở trên đường cầu môn, đối mặt với cầu thủ đá phạt, giữa hai cột dọc, không chạm cột dọc, xà ngang hoặc lưới cầu môn, cho tới khi bóng được đá.

Trọng tài không phải ra tín hiệu để thực hiện quả phạt đền nếu thủ môn chạm cột dọc, xà ngang hoặc lưới cầu môn, hoặc nếu chúng đang chuyển động (ví dụ: thủ môn đá lắc chúng).

Sửa đổi luật bóng đá 2020 sẽ giúp thủ môn dễ dàng cản phá phạt đền - Ảnh 1.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật 14 về phạt đền sẽ giúp thủ môn có nhiều lợi thế hơn khi phải chịu quả phạt trực tiếp

Về phần cầu thủ sút phạt đền thực hiện đá phạt phải đá bóng về phía trước; đá bằng gót được phép với điều kiện bóng phải di chuyển về phía trước.

Khi bóng được đá đi, ít nhất một phần một chân của thủ môn đội phòng ngự phải chạm, hoặc trên, đường giới giới hạn khu vực cầu môn. Ở đây có thể hiểu rằng, thủ môn không được phép đứng trước hoặc sau vạch cầu môn. Luật cho phép thủ môn chỉ cần 1 chân chạm vạch cầu môn (hoặc nếu nhảy, để trên vạch cầu môn) khi quả phạt đền được thực hiện.

Đây là một cách tiếp cận thực tế hơn do trọng tài sẽ dễ dàng để xác định nếu cả hai chân đều không ở trên vạch.

Một tình huống cản phá penalty hợp lệ

Theo giảng viên Đặng Thanh Hạ của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF), điều luật này sẽ giúp thủ môn có lợi hơn do cầu thủ thực hiện quả phạt có thể "lưỡng lự" khi chạy đà và sẽ là hợp lý hơn nếu thủ môn có thể bước 1 bước khi dự đoán hướng đá phạt.

Bên cạnh đó, trong mùa giải 2020, một số điều luật khác cũng được sửa đổi và bổ sung liên quan đến việc thả bóng.

Cụ thể, điều luật 8 về bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu được sửa đổi, bổ sung khoảng 2 về luật thả bóng. Khi trận đấu bị dừng, bóng sẽ được thả cho thủ môn đội phòng ngự trong khu phạt đền nếu bóng ở trong khu phạt đền; Hoặc bóng được chạm lần cuối trong khu phạt đền; Hoặc trong các trường hợp khác, trọng tài sẽ thả bóng cho một cầu thủ của đội chạm bóng cuối cùng, tại vị trí bóng được chạm lần cuối bởi một cầu thủ; Hoặc một người ngoài cuộc; Hoặc một trọng tài.

Toàn bộ các cầu thủ khác (của cả hai đội) phải cách xa vị trí thả bóng ít nhất 4m cho tới khi bóng vào cuộc. Bóng được tính vào cuộc khi chạm mặt sân.

Đăng Huy

Từ khóa:

NỔI BẬT TRANG CHỦ