• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Sức ép dữ dội từ Nga, Trung với Mỹ trong thế trận hạt nhân

Kinh tế 27/05/2019 23:12

(Tổ Quốc) - Trong khi các nhà máy điện hạt nhân Mỹ đang nghỉ hưu khi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về chi phí từ khí đốt tự nhiên rẻ tiền và dồi dào, Mỹ cũng đang phải vật lộn để giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường điện hạt nhân toàn cầu.

Hoa Kỳ phải bảo vệ sự dẫn đầu lâu dài của mình đối với năng lượng hạt nhân trên toàn cầu, Thượng nghị sĩ Mike Crapo (đảng Cộng hòa từ Idaho) và Sheldon Whitehouse (Đảng Dân chủ từ đảo Rhode) đã viết trong một bài bình luận cho CNBC.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ tin rằng việc hồi sinh năng lượng hạt nhân ở Mỹ và phát triển các lò phản ứng mới và tiên tiến sẽ một phần nâng cao sản xuất năng lượng sạch ở Mỹ và mặt khác tái lập sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thị trường toàn cầu.

"Nếu Mỹ không tái khẳng định vai trò lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực này, những người khác sẽ làm. Nga và Trung Quốc ngày nay chiếm hơn 60% các nhà máy hạt nhân mới đang được xây dựng trên toàn thế giới, Thượng nghị sĩ Crapo và Whitehouse cho biết.

"Trước những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu và các mối đe dọa địa chính trị và an ninh quốc gia, chúng ta không thể cho phép các quốc gia đối thủ xác lập bối cảnh năng lượng hạt nhân, các thượng nghị sĩ này viết.

Sức ép nội bộ Mỹ

Tại Mỹ, các nhà máy điện hạt nhân chịu áp lực cạnh tranh từ giá khí đốt thấp, sản xuất điện tái tạo đang gia tăng và sự tăng trưởng hạn chế về nhu cầu điện nói chung, EIA cho biết vào tháng 5 năm ngoái, lưu ý rằng tương lai của điện hạt nhân sẽ phụ thuộc vào giá khí đốt tự nhiên và các chính sách carbon tiềm tàng.

Năm ngoái, sản xuất điện hạt nhân chiếm 19,3% tổng sản lượng điện quy mô thực của Mỹ, trong khi khí đốt tự nhiên là 35,1% và than 27,4%; tiếp theo là năng lượng tái tạo bao gồm thủy điện, với 17,1%, dữ liệu EIA cho thấy.

Sức ép dữ dội từ Nga, Trung với Mỹ trong thế trận hạt nhân - Ảnh 1.

Năng lượng hạt nhân Mỹ đang chịu sức ép từ nhiều phía. (Nguồn: pexels.com)

Mặc dù một số nhà máy điện hạt nhân đã đóng cửa từ năm 2010, nhưng sản xuất điện hạt nhân của Mỹ năm ngoái đã phá vỡ kỷ lục trước đó từ năm 2010, do một số nhà máy đã tăng công suất phát điện trong khi các cơ sở sản xuất về tổng thể giảm thời gian bảo trì hoặc tiếp nhiên liệu, EIA cho biết tháng 3 năm 2019.

Tuy nhiên, kỷ lục năm 2018 về sản xuất điện hạt nhân khó có thể bị đánh bại trong những thập kỷ tới, bởi vì chỉ có hai lò phản ứng dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong tương lai gần, lần lượt là lò Vogtle Đơn vị 3 và 4 vào năm 2021 và 2022 tại Georgia. Công suất mới từ hai lò phản ứng này sẽ không thể bù lại việc đóng cửa 12 lò phản ứng vào năm 2025 dựa trên tiến trình nghỉ hưu hiện được công bố, EIA cho biết.

Theo Thượng nghị sĩ Crapo và Whitehouse, sự thay thế ngay lập tức năng lượng hạt nhân trong ngành năng lượng đa dạng của Hoa Kỳ chủ yếu đến từ nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là khí tự nhiên.

"Điều này có nghĩa là nhiên liệu hóa thạch nhiều hơn, ít năng lượng sạch hơn và là một bước lùi lớn để giảm phát thải và biến đổi khí hậu", các nghị sĩ này cho hay.

Cạnh tranh dữ dội từ Nga, Trung

Còn bên ngoài Hoa Kỳ, nước này phải khẳng định lại vai trò lãnh đạo của mình trong công nghệ sản xuất điện hạt nhân, theo các Thượng nghị sĩ này.

Gần đây, nhóm đặc biệt thuộc Hội đồng Đại Tây Dương về Sự lãnh đạo năng lượng hạt nhân của Mỹ, đã đưa ra báo cáo "Sự lãnh đạo năng lượng hạt nhân của Hoa Kỳ: Đổi mới và Thách thức toàn cầu chiến lược".

Theo báo cáo này, vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ đang chịu nhiều sức ép, bị thách thức bởi sự đóng cửa liên tục và sớm của các nhà máy hạt nhân Mỹ, sự suy giảm năng lực vận hành nhiên liệu hạt nhân trong nước theo chu trình và các chương trình năng lượng hạt nhân trong nước và quốc tế đầy tham vọng của Nga và Trung Quốc".

Các khuyến nghị của báo cáo bao gồm: mở rộng đội tàu và ngành công nghiệp hạt nhân dân sự của Hoa Kỳ, hỗ trợ nghiên cứu công nghệ mới, khuyến khích và tạo điều kiện cho xuất khẩu.

Chính quyền hiện tại đã thông qua hai đạo luật lưỡng đảng thúc đẩy công nghệ và sản xuất năng lượng hạt nhân dân sự, Đạo luật năng lực đổi mới năng lượng hạt nhân (NEICA) và Đạo luật hiện đại hóa và đổi mới năng lượng hạt nhân (NEIMA).

Vào tháng 3 năm nay, các Thượng nghị sĩ Mỹ đã tái đưa ra một đạo luật lưỡng đảng khác, Đạo luật lãnh đạo năng lượng hạt nhân (NELA).

Viện Năng lượng hạt nhân (NEI), đơn vị tổ chức chính sách của ngành công nghệ hạt nhân Hoa Kỳ, hoan nghênh việc giới thiệu dự luật, và chủ tịch và giám đốc điều hành Maria Korsnick cho biết: "Đạo luật này gửi một tín hiệu không thể nhầm lẫn rằng Hoa Kỳ dự định tái cam kết trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu trong công nghệ hạt nhân sạch, tiên tiến.

Các nhà phát triển thuộc sở hữu nhà nước và nhà nước bảo trợ tại các quốc gia đối thủ - đặc biệt là Trung Quốc và Nga - đang phát triển công nghệ hạt nhân thế hệ tiếp theo. Để ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ cạnh tranh được trên toàn cầu, chúng ta phải có sự hợp tác đáng kể giữa chính phủ liên bang, phòng thí nghiệm quốc gia và ngành công nghiệp tư nhân để tăng tốc đổi mới, ông Korsnick nói.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ