• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tại sao ăn uống lành mạnh lại khiến môi trường trở nên tồi tệ?

Thế giới 26/04/2018 08:37

(Tổ Quốc) - Hóa ra thói quen ăn uống lành mạnh của bạn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Một nghiên cứu mới cho thấy, những người có chế độ ăn uống chất lượng lại là những “tội phạm” môi trường.

Thói quen ăn uống lành mạnh lại vô tình khiến môi trường ô nhiễm?

 

Nghiên cứu được tiến hành bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Đại học Vermont và Đại học New Hampshire cho thấy, từ năm 2007 đến năm 2014, tính trung bình, người tiêu dùng Mỹ đã lãng phí gần 150.000 tấn thực phẩm mỗi ngày, tương đương khoảng 30% tổng lượng calo đã tiêu thụ. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân loại chất thải trong 22 nhóm thực phẩm khác nhau và thấy rằng, trái cây, rau quả và hỗn hợp rau quả bị lãng phí nhiều nhất, chiếm khoảng 39%, tiếp theo là sữa 17%, thịt và hỗn hợp thịt là 14%.

 "Các chế độ ăn có chất lượng cao hơn, có nhiều trái cây và rau quả hơn, sẽ gây lãng phí lớn hơn các thực phẩm khác", Meredith Niles - đồng tác giả nghiên cứu, trợ lí giáo sư của Đại học Vermont phát biểu trong một thông cáo báo chí.

 "Ăn uống lành mạnh rất quan trọng và mang lại nhiều lợi ích, nhưng khi chúng ta tuân theo chế độ ăn này, chúng ta cần phải suy nghĩ nhiều hơn về thức ăn thừa, bà Meredith Niles cho biết.

Để có được kết quả nghiên cứu trên, các tác giả đã sử dụng những dữ liệu về chất thải thực phẩm sẵn có và tính toán số lượng đất canh tác được sử dụng để sản xuất số thực phẩm lãng phí này bằng cách sử dụng mô hình mô phỏng sinh học. Sau đó, họ ước tính số lượng nguyên liệu nông nghiệp đầu vào cần thiết để sản xuất những thực phẩm bị lãng phí ở trên.

Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này không phải là cái cớ để chúng ta dùng nhiều đồ ăn nhanh. Các nhà nghiên cứu chỉ muốn mọi người lưu ý đến ảnh hưởng đối với môi trường trước khi mọi người  loại bỏ, cho dù đó chỉ là một túi rau diếp héo đi.

Tác giả Zach Conrad tại Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng con người ARS Grand Forks đã nêu ý kiến trong một tuyên bố: "Chất thải thực phẩm là một vấn đề phát sinh ở nhiều cấp độ khác nhau. Rất cần thiết nhìn nhận vấn đề này một cách tổng thể để tìm ra những cách phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng tăng trên thế giới"./.

 

 

 

Lê Thị Phượng

NỔI BẬT TRANG CHỦ