• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tấn công hóa học: Phải chăng đòn đáp trả chiến lược rời Syria của ông Trump?

Thế giới 10/04/2018 13:31

(Tổ Quốc) - Theo tạp chí Foreign Policy, mọi thứ mà ông Trump đã làm tại Syria có thể chỉ tốt cho ông nhưng mang lại điều tồi tệ cho nước Mỹ.

Động thái Trump rút khỏi Syria

Thông báo gần đây của Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ muốn rút khỏi Syria càng sớm càng tốt đã “gây choáng váng” đối với cộng đồng chính sách.

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Ngay lập tức, các trang bình luận, trên Twitter và các đầu báo đều đưa ra các thông tin rằng chính quyền Tổng thống Trump không có chiến lược Trung Đông. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác. Tuyên bố của ông Trump về việc rút khỏi Syria được xem là sự thay đổi chính sách đột ngột. Điều này đồng nghĩa với chiến lược Trung Đông mà ông Trump vạch ra trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của mình.

Tuy nhiên, các nhà chỉ trích cho rằng, chiến lược Trung Đông của Tổng thống Trump không phải là không tồn tại. Trong suốt chiến dịch, ông Trump không hề có tuyên bố về ý định rút khỏi Trung Đông. Xung quanh vụ tấn công hóa học tuần trước tại Syria, các hứa hẹn của Tổng thống Trump bộc lộ nhiều mâu thuẫn.

Điều đó có thể là vấn đề đặt ra chính sách dựa trên chính trị. Về cốt lõi, chính sách rút khỏi Syria của Tổng thống Trump sẽ nhượng lại khu vực cho các siêu cường khác muốn thiết lập vị trí chính trị khu vực. Theo tạp chí foreign policy, các quốc gia bao gồm Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ít nhiều chịu ảnh hưởng từ chiến lược của ông Trump dường như đang bị đánh lừa. Ở một mức độ nào đó, chiến lược của ông Trump đối với Syria chỉ dừng lại ở mức độ chính trị gia trong nước và không phải chiến lược đảm bảo lợi ích quốc gia.

Có gì bất ổn trong chiến lược của ông Trump?

Một nhà quan sát cho rằng, chiến lược của Tổng thống Trump là sự tiếp nối chiến lược Trung Đông của cựu Tổng thống Obama. Theo nhà quan sát này, mặc dù có chút khác biệt về tính cách, ứng xử và lễ nghi nhưng rõ ràng, cả hai nhà lãnh đạo ở hai thời điểm khác nhau đều có thể nhìn thấy một số quan điểm tương đồng về chính sách của Mỹ đối với Trung Đông.

Cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ lần đầu tiên của ông Obama xuất phát từ các phản đối việc Mỹ tham gia chiến tranh Iraq. Ông Obama khẳng định, động thái này của Mỹ là một chiến lược điên rồ bởi các ảnh hưởng xấu, gây bất ổn khu vực, vi phạm vào lợi ích của người Mỹ và toàn bộ sức mạnh Mỹ. Vì thế, cựu Tổng thống Mỹ Obama cũng từng cho rằng, động thái can thiệp của Washington vào Syria cũng được xem là hành động ngu ngốc. Trong lễ tuyên thệ nhậm chức lần đầu tiên, ông Obama đã từng hứa sẽ giải quyết vấn đề này.

Kết  quả, ông Obama đã liên tục vận động đưa Mỹ ra khỏi chiến tranh Trung Đông và không để Mỹ tham gia vào bất kỳ một cuộc chiến nào khác.

 Trong cuộc chạy đua chiếc ghế Tổng thống Mỹ, ông Trump từng tuyên bố: “Mỹ đã lãng phí 6 nghìn tỷ đôla vào cuộc chiến Trung Đông. Chúng ta có thể dùng số tiền này xây dựng lại đất nước của chúng ta thêm hai lần nữa. Thêm vào đó, khủng bố thì tăng lên, nhiều chết chóc và đau đớn. Hãy tưởng tượng xem số tiền lớn ấy chi tiêu trong nước và hiệu quả của nó”.

Thời gian gần đây, Tổng thống Trump đã có các tuyên bố ủng hộ đối với Israel, Saudi Arabia, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Jordan. Mỹ cũng bày tỏ các lo lắng về ảnh hưởng mạnh mẽ của Iran và Nga tại Trung Đông.

Ngay cả khi Mỹ lên tiếng phản ứng đối với vụ tấn công vũ khí hóa học được cho là chính quyền  Bashar al-Assad thực hiện thì Tổng thống Trump dường như không thể đảo ngược lại tuyên bố trước đó và vẫn tiếp tục giữ Mỹ lại Syria. Trong suốt cuộc họp báo Nhà Trắng vào thứ Sáu tuần trước, bà Sarah Huckabee Sanders đã nhắc lại tuyên bố của ông Trump về việc rút khỏi Syria  và nhấn mạnh đến cái giá phải trả đối với hành động gây chết chóc  trong vụ tấn công lần này.

Thay đổi chính sách của ông Trump?

Điều gì giải thích cho sự thay đổi đột ngột của chính sách Trump trong thời điểm này? Sự chú ý tập trung vào các thay đổi tiếp tục trong Nhà Trắng, đặc biệt là sự rời khỏi chiếc ghế cố vấn an ninh quốc gia của ông H.R.McMaster. Ông McMaster luôn có đánh giá  tốt về vấn đề Trung Đông nằm trong phạm vi tiếp cận của Mỹ đối với khu vực và các ảnh hưởng của Nga. Tuy nhiên, theo foreign policy, sự nhạy cảm trong vấn đề Trung Đông không bộc lộ nhiều kể từ khi ông John Bolton thay thế vị trí cố vấn an ninh quốc gia Mỹ. Ông Bolton là một người được cho là khá cứng rắn đối với Tehran và luôn đặt ra các nghi ngờ với Moscow.

Theo các chuyên gia, nằm trong chính sách về Syria, ông Trump có suy nghĩ tương đồng với ông Obama, tuy nhiên, nó lại hàm chứa một chính sách thủ công giống như ông Erdogan. Tất nhiên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan luôn muốn thúc đẩy quan hệ đối tác với Mỹ trong nỗ lực thay đổi chính quyền Syria. Khi điều đó không có được, ông Erdogan đã có phần rời xa Mỹ trong cuộc chiến tiêu diệt lực lượng người Kurd tại Syria khi Tehran liên tục xem lực lượng này giống như một tổ chức khủng bố.

 

 

 

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ