• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tây phương “nắm trong tay” số phận thỏa thuận hạt nhân Iran?

Thế giới 16/04/2018 16:25

(Tổ Quốc) - Tương lai của thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn đang “lơ lửng” ở tỉ lệ 50-50 và sự sống còn của nó có thể phụ thuộc vào các can thiệp vào phút chót của châu Âu với Tổng thống Donald Trump.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ có các chuyến thăm riêng biệt tới Washington vào cuối tháng này.

Pháp, Đức nỗ lực cuối về Iran

Đây có thể sẽ là những nhà lãnh đạo nước ngoài cuối cùng góp công sức vào thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) trước hạn chót xem xét của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào giữa tháng 5. Ông Trump trước đó đã tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi JCPOA vào ngày 12 tháng 5 trừ khi các nhà đàm phán Mỹ, Anh, Pháp và Đức có thể đồng ý điều chỉnh một số nội dung- theo ông là những sai sót nghiêm trọng trong văn bản này.

Iran cho biết việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 và áp đặt các lệnh trừng phạt sẽ phá hủy hiệp ước này sẽ khiến nước này có một loạt các phản ứng, bao gồm việc ngay lập tức khởi động lại các hoạt động hạt nhân hiện đang bị cấm theo thỏa thuận trên.

Chương trình tên lửa của Iran hiện đang bị chính quyền Tổng thống Trump kịch liệt phản đối. 

Các nhà đàm phán đã nhóm họp lần thứ tư vào tuần trước và đã đạt được một số tiến bộ, tuy nhiên, chưa nhất trí về tất cả các điểm, theo các quan chức Hoa Kỳ và các cố vấn bên ngoài quen thuộc với tình hình đàm phán. Điều này có thể khiến số phận của JCPOA được đặt vào tay Macron, người sẽ đến thăm Washington vào ngày 24/ 4, và Merkel, người sẽ đến thăm thủ đô Hoa Kỳ vào ngày 27/4, các nguồn tin trên cho hay.

"(Thỏa thuận hạt nhân Iran) quan trọng với họ và tôi biết họ sẽ bày tỏ sự hi vọng và quan ngại khi họ đến Hoa Kỳ trong những ngày tới", Mike Pompeo, giám đốc CIA – người cũng sắp là Ngoại trưởng Mỹ nói với các nhà lập pháp ngày 12/4.

Tuyên bố của ông Pompeo tại buổi điều trần trước Thượng viện diễn ra một ngày sau khi các nhà thương thuyết gặp nhau tại Bộ Ngoại giao Mỹ để thảo luận về bốn vấn đề mà ông Trump nói rằng cần phải được giải quyết nếu muốn ông tiếp tục tái không áp đặt trừng phạt vào Iran.

Mấu chốt ở điều khoản hoàng hôn

Những nội dung này bao gồm: dừng chương trình thử nghiệm tên lửa và các hành vi được cho là gây bất ổn của Iran trong khu vực - (những nội dung không được nêu trong thỏa thuận); cùng với thanh sát các khu vực nghi là sản xuất hạt nhân và những điều khoản hoàng hôn – được cho là sẽ cho phép Iran nối lại chương trình hạt nhân ngay sau khi thỏa thuận hạt nhân hết hiệu lực (đã được ghi trong thỏa thuận hạt nhân).

Hai quan chức cao cấp của Hoa Kỳ cho biết các bên đàm phán đã "gần như đạt được một thỏa thuận" về việc thanh sát tên lửa nhưng chưa đạt được sự đồng thuận về các điều khoản hoàng hôn.

Những nguồn tin trên, yêu cầu giấu tên, cũng cho rằng, các hoạt động của Iran trong khu vực, như ủng hộ phong trào Hezbollah của Lebanon, hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar Assad hay được cho  là đang vũ trang cho quân nổi dậy Houthi Shiite ở Yemen, đã được đưa ra trong một phiên họp riêng, nhưng chưa thu được kết luận nào rõ ràng.

Hai quan chức và hai cố vấn khác nói rằng các vấn đề về tên lửa và việc thanh sát về cơ bản đã được giải quyết, nhưng sẽ không tiết lộ chi tiết chính xác những gì đã được thống nhất hoặc dự đoán liệu thỏa thuận này có được Tổng thống Trump thông qua hay không. Trong khi đó, chưa kể cố vấn an ninh quốc gia mới John Bolton và ông Pompeo đều có lập trường cứng rắn về Iran.

Tiếng nói của Bolton và Pompeo về Iran đã có thể được nghe thấy khi  các quan chức cấp cao của Mỹ thảo luận về quyết định của ông Trump trong việc không kích vào Syria hôm thứ Sáu tuần trước. Ngoài việc đáp trả Syria về vụ việc nghi sử dụng vũ khí hóa học, các cuộc không kích này cũng nhằm gửi đi một thông điệp tới Iran về vai trò của họ tại nước  này, các quan chức trên nói với các phóng viên hôm thứ Bảy tuần qua.

Các quan chức và cố vấn trên cũng cho biết, điểm yếu chính trong thỏa thuận Iran vẫn là các điều khoản hoàng hôn – trong khi châu Âu đang tìm cách thuyết phục Mỹ không tái áp đặt trừng phạt vào Iran khi thỏa thuận hạt nhân hết hiệu lực. Châu Âu, cùng với Iran trước đó đã nói rằng họ sẽ không mở lại tiến trình đàm phán về việc tái áp đặt trừng phạt đối với các hoạt động đã được phép.

Với những bất đồng còn lại, các quan chức an ninh quốc gia Mỹ đang đẩy nhanh kế hoạch vạch ra nhiều kịch bản khác nhau "trong tương lai" về vấn đề Iran.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ