• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tên lửa nhiên liệu rắn mới: Mối đe dọa “ngầm” sức mạnh Triều Tiên

Thế giới 26/10/2017 11:32

(Tổ Quốc) - Các nhà khoa học Triều Tiên vừa tiến hành thử động cơ nhiên liệu rắn mới vào tháng 10, 2017.

Các nhà khoa học tên lửa đạn đạo Triều Tiên đã thực hiện vụ thử tĩnh loại động cơ nhiêu liệu rắn mới vào đầu tuần trước, the Diplomat trích nguồn tin từ chính quyền Mỹ cung cấp về chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Theo nguồn tin này, vụ thử đã diễn ra tại khu vực thử động cơ nhiên liệu rắn Hamhung.

Triều Tiên trong một vụ thử tên lửa. Ảnh: Bussiness insider

Đây là vụ thử nhiên liệu rắn tĩnh đầu tiên của Bình Nhưỡng tính từ tháng Ba, 2016 khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trực tiếp giám sát vụ thử  động cơ tên lửa đẩy cỡ lớn, dùng nhiên liệu rắn.. Vụ thử động cơ nhằm mục đích kiểm tra sự an toàn về mặt cấu trúc và lực đẩy của động cơ tên lửa mới được phát triển, đồng thời tính toán đặc điểm kỹ thuật hoạt động của hệ thống cách nhiệt.

Vào tháng 9, 2017, tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản có thông báo thất bại của vụ thử động cơ nhiên liệu rắn mới cho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm tại Sinpo. Tuy nhiên, the Diplomat không thể xác nhận về độ chính xác của vụ thử và cho rằng Triều Tiên chưa từng thử nghiệm các vụ thử động cơ tại Sinpo.

Động cơ nhiên liệu rắn

Các động cơ nhiên liệu rắn cỡ lớn thuộc nhóm tên lửa đạn đạo Pukguksong (Polaris) của Triều Tiên. Vào tháng Ba-2016, động cơ này đã được nhìn thấy trong vụ thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm(SLBM).

Vào tháng 2, 2017, Triều Tiên đã thử tên lửa nhiên liệu rắn khác, có tên là tên lửa tầm trung KN15/Pukguksong-2.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tuyên bố triển khai Pukguksong-2 vào đầu năm nay. Tình báo quân sự Mỹ đã bắt sóng tín hiệu tên lửa Pukguksong-2 đang đi vào sản xuất tại Triều Tiên, The Diplomat cho biết.

Hiện tại chưa có thông tin chắc chắn về vụ thử thử động cơ gắn với tên lửa nào đã triển khai tại Triều Tiên vào tháng 10, 2017. Tờ The Diplomat cũng chưa có thông tin chính xác về việc liệu loại động cơ vừa thử có giống hay lớn hơn so với kích cỡ động cơ đã thử vào tháng 3, 2016 . Tuy nhiên, tình báo quân sự Mỹ đánh giá nhiều khả năng động cơ này khác với vụ thử động cơ vào năm 2016.

Triều Tiên có thể đang phát triển tên lửa thứ ba trong loạt tên lửa Pukguksong có tên là Pukguksong-3. Vì thế, chỉ cần một bằng chứng duy nhất cũng gợi ý khả năng tên lửa này đang tồn tại. Vào cuối tháng 8, khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un có chuyến thăm Viện vật liệu hóa học thuộc Học viện Khoa học Quốc phòng Triều Tiên gợi ý hình ảnh cung cấp về khả năng Triều Tiên đang tiến hành sản xuất tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm(SLBM) có nhãn hiệu “Pukguksong-3.”

Bức ảnh do hãng tin KCNA công bố hôm nay cho thấy có một sơ đồ tên lửa tên gọi "Pukguksong-3" tại nơi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới thăm. Một bức ảnh khác khó nhìn chi tiết hơn nhưng có dòng chữ "Hwasong". Michael Duitsman, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu phi hạt nhân hóa, nói ông chưa từng nhìn thấy loại tên lửa đầu tiên. "Pukguksong-3 hoàn toàn mới", ông cho biết. Nó có thể được thiết kế để bay xa hơn và phóng từ bệ phóng di động, giúp chúng khó bị phát hiện hơn.

Loại tên lửa này được cho là biến thể mới của tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-1 và Pukguksong-2 đều đã được Triều Tiên bắn thử trong năm nay.

Bí mật chương trình tên lửa Triều Tiên

Nhiên liệu rắn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên trong tương lai. Vào tháng 4 năm nay, Triều Tiên đã mô phỏng 2 tên lửa đạn đạo liên lục địa cỡ lớn. Điều này minh chứng cho tham vọng dài hạn của nước này cho chuơng trình tên lửa nhiên liệu rắn cỡ lớn giống như DF-41 của Trung Quốc hay Topol-M của Nga.

Thêm vào đó, Triều Tiên được biết chỉ sử dụng nhiên liệu rắn cho tên lửa hay  KN02/Toksa – tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

Nhiên liệu rắn được xem là nhiên liệu khó sản xuất hơn loại nhiên liệu lỏng nhưng có thể mang đến mục tiêu chiến lược quan trọng đối với chương trình tên lửa của Triều Tiên. Không giống như loại tên lửa nhiên liệu lỏng, nhiên liệu rắn được đưa vào vỏ tên lửa và di chuyển vị trí và phóng với tần xuất chính xác cao.

Một điểm mạnh khác, các tên lửa sử dụng loại nhiên liệu rắn này có thể sử dụng trong thời gian dài. Các loại nhiên liệu lỏng thường dễ bay hơi và bị ăn mòn. Phần lớn các tên lửa sử dụng loại nhiên liệu này không thể sử dụng trong thời gian dài.

Không giống với các tên lửa lỏng phải có thiết bị hỗ trợ, tên lửa nhiên liệu rắn có thể đặt trong bệ phóng di động trên đường và linh hoạt sử dụng.

Tuy nhiên, các nhiên liệu rắn cũng có một vài bất lợi. Ví dụ như, động cơ nhiên liệu rắn, một khi bị bốc cháy, không thể dập tắt cho đến khi nhiên liệu đó nổ tung. Thêm vào đó, nhiên liệu rắn sau khi đưa vào thân tên lửa có thể sẽ bị nứt sau nhiều năm dự trữ hoặc di chuyển. Điều này có thể khiến cho sự vận hành của tên lửa bị thất bại.

(Theo the Diplomat)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ