• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thách thức Vịnh Ba Tư: Mỹ quyết liệt hành động sau trạng thái "lùi" tại Liên hợp quốc

Thế giới 23/09/2020 15:22

(Tổ Quốc) - Mỹ đã cử một nhóm tàu sân bay đến gần khu vực Trung Đông bất chấp gia tăng đồn đoán về khả năng xung đột với Iran.

Theo tờ Asia Times, hạm đội 5 của Mỹ đã thông báo vào thứ Sáu tuần trước rằng, nhóm tàu sân bay do tàu USS Nimitz của Mỹ dẫn đầu đi qua eo biển Hormuz cùng với tàu tuần dương tên lửa dẫn đường là USS Princeton, tàu USS Philippine SEA và một tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Sterett.

Thách thức Vịnh Ba Tư: Mỹ quyết liệt hành động sau trạng thái "lùi" của tại Liên hợp quốc - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AFP

Tờ Asia Times viết: "Sau khi bỏ ngỏ khoảng 10 tháng, một tàu sân bay Mỹ đã triển khai đến vịnh Ba Tư."

Thông tin này đưa ra khả năng suy đoán một cuộc bùng nổ quân sự liên quan đến Iran sắp diễn ra. Trong một bài báo vào ngày 16/9, Trita Parsi – một chuyên gia nổi tiếng về Iran và là người đứng đầu Viện nghiên cứu Quincy cho rằng, xung đột trực tiếp giữa Mỹ với Iran có thể xảy ra từ động thái này của Washington.

Ông Parsi nhận thấy Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo là người thực hiện các kế hoạch đối phó của Washington đối với Iran. Và mục đích là bằng cách nào đó nhằm kích động Iran sử dụng vũ lực, được ví như một cái cớ để quân đội Mỹ có thể thực hiện cuộc tấn công "trả đũa". Do vậy, kế hoạch này của Tổng thống Trump có thể liên quan đến giai đoạn bùng phát quân sự có sự góp mặt cửa Iran từ thời điểm hiện tại cho đến bầu cử tháng 11.

Ông Parsi nổi tiếng là một chuyên gia có khả năng tiên lượng các vấn đề khu vực. Việc triển khai nhóm tấn công tàu sân bay ở vùng biển ngoài khơi Iran của Mỹ đang dấy lên các lo lắng cho vấn đề xung đột quân sự có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Ngày 14/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã bác bỏ đề xuất của Mỹ để mở rộng lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc lên Iran. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng từ chối việc kích hoạt lại cơ chế tăng cường trừng phạt đối với Iran bởi vì phần lớn các thành viên của Hội đồng đều muốn bảo vệ thỏa thuận hạt nhân nhằm kiềm chế năng lực hạt nhân của Tehran. Nga, Trung Quốc và các đồng minh châu Âu của Mỹ phản ứng ngăn chặn nỗ lực trên của Washington bởi các quốc gia này muốn tiếp tục cùng Iran duy trì thỏa thuận hạt nhân mà không có Mỹ.

Thực tế, sau khi không thể khiến cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ủng hộ động thái tăng cường trừng phạt đối phó với Iran, Ngoại trưởng Pompeo đã lên tiếng đe dọa sẽ đơn phương thực hiện các "lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc" ngay cả khi không có sự ủy quyền của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Ngoại trưởng Mike Pompeo đã nói rằng: "Mỹ sẽ không tham gia vào bất kỳ vai trò nào của Hội đồng Bảo an và Mỹ sẽ tự dẫn đầu hành động".

Đây được ví là một tình huống kỳ lạ. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mike Pomepo đã kiên quyết thực thi các lệnh trừng phạt mà xem như không tồn tại sự tham gia của Liên hợp quốc.

Đề xuất "thực thi" kế hoạch kích hoạt lại các biện pháp trừng phạt với Iran của Mỹ thông qua việc huy động tàu chiến nước này tấn công và tịch thu các tàu chở hàng của Iran trong vùng biển quốc tế cũng như các tàu không phải của Iran nhưng bị nghi ngờ chở hàng của Tehran.

Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng các biện pháp này không chỉ hợp pháp mà còn cần thiết và Mỹ đang thực hiện theo đúng phán quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng điều này không hoàn toàn đúng sự thật. Động thái của Mỹ là phản ứng nhằm xoa dịu căng thẳng bằng cách gia tăng đối đầu với Iran.

Tuy nhiên, Israel sẽ sẵn sàng nhảy vào bất kỳ cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Iran. Việc Mỹ đứng ra làm trung gian cho quan hệ giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất cũng như với Bahrain và Oman tạo cơ hội cho Israel tiếp cận ba trụ sở quan trọng của ba nước nhìn ra bờ biển Iran – nơi máy bay phản lực của họ có thể hoạt động.

Thực tế, thời gian diễn ra thỏa thuận hòa bình giữa Israel và UAE, Bahrain và Oman hoàn toàn đáng ngại trong trường hợp này. Mỹ từ lâu đã luôn căng thẳng với Iran cũng như diễn ra các cuộc xung đột quân sự.

Tính đến thời điểm hiện tại, cả Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang trên cùng một con thuyền và liên tục gia tăng các biện pháp gây áp lực đối với Tehran.

Tổng thống Trump đang tham gia vận động tranh cử cho bầu cử tháng 11 tới. Thủ tướng Israel cũng đang đối mặt với sự khó khăn vì dịch bệnh khi nguy cơ lây nhiễm diễn biến phức tạp khắp quốc gia này.

Theo tờ báo, Israel trong tuần trước đã thông báo về việc đóng cửa cả nước lần thứ hai vì dịch bệnh đang mất kiểm soát. Khả năng cao là nếu Hải quân Mỹ chặn tàu Iran thì Tehran sẽ buộc phải có hành động đáp trả. Các thức trả đũa ra sao thì sẽ phải đợi cho tới khi thời điểm đó xảy ra.

Nguời đứng đầu Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) – tướng Hossein Salami đã cảnh báo trực tiếp đến Tổng thống Trump.

Giới chuyên gia cho rằng, Tổng thống Trump sẽ xem đây là một con đường rủi ro để thực hiện vì toàn bộ kế hoạch có thể gây nguy hiểm nếu quân đội Iran gây thương vong nghiêm trọng cho lực lượng Mỹ. Năng lực tên lửa Iran đã quá rõ ràng.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo vẫn tỏ ra cứng rắn với lập trường của mình.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ