• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tham vọng của Huawei tại châu Âu vấp đòn giáng mạnh

Kinh tế 14/12/2019 13:22

(Tổ Quốc) - Tham vọng của Huawei Châu Âu đã gặp 1 bước lùi vào thứ Sáu.

Công ty viễn thông Na Uy Telenor tuyên bố rằng họ sẽ bắt tay công ty Thụy Điển Ericsson để xây dựng mạng lưới 5G của nước này.

Telenor cho biết trong một tuyên bố rằng công ty đã chọn Ericsson sau khi xem xét các thông số kỹ thuật, các vấn đề thương mại và một đánh giá an ninh mở rộng. Nhưng họ nói thêm rằng công ty vẫn sẽ hợp tác với Huawei của Trung Quốc để duy trì mạng 4G.

Tham vọng của Huawei tại châu Âu vấp đòn giáng mạnh - Ảnh 1.

Sigve Brekke, giám đốc điều hành của Telenor Group cho biết, chúng tôi đã trải qua một quá trình kỹ lưỡng, đánh giá khả năng của tất cả các nhà cung cấp chính trong việc đáp ứng các yêu cầu của Telenor cho mạng di động trong tương lai".

Thông báo này được đưa ra sau khi Huawei mới giành chiến thắng tại Đức, nơi công ty viễn thông lớn thứ hai của Đức Telefónica cho biết hôm thứ Tư rằng gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc sẽ giúp xây dựng mạng không dây thế hệ tiếp theo.

Liên quan tới quân sự và an ninh chiến lược

Các nhà phân tích tin rằng mạng lưới 5G đã trở thành chiến trường để các quốc gia đạt được những lợi thế chính trong các lĩnh vực quân sự và an ninh chiến lược.

Hoa Kỳ và một số quốc gia phương Tây khác đã cáo buộc Huawei ăn cắp bí mật thương nghiệp và do thám thay mặt cho chính phủ Trung Quốc.

Huawei đã bị chính phủ Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen từ tháng 5 năm nay và các công ty Mỹ không được phép kinh doanh với gã khổng lồ viễn thông này nếu không có giấy phép.

Về phần mình, Huawei đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc họ chịu ảnh hưởng của chính phủ Trung Quốc.

Tháng trước, Ernest Zhang, người đứng đầu các hoạt động doanh nghiệp của Huawei ở châu Âu, nói với tạp chí Caixin của Trung Quốc rằng các quyết định an ninh không nên dựa trên những giả định.

Các chính phủ châu Âu đang ngày càng chia rẽ về việc có nên đi theo Mỹ trong việc cấm thiết bị của Huawei hay chào đón công ty Trung Quốc này – bên hiện đưa ra mức giá cạnh tranh và phần cứng chất lượng.

Na Uy đã công bố vào tháng 9 rằng nước này sẽ không cấm Huawei tham gia danh sách nhà cung cấp 5G tiềm năng.

Nikolai Astrup, bộ trưởng chịu trách nhiệm về chính sách công nghệ của nước này, cho biết, chúng tôi đã đối thoại tốt đẹp với các công ty về an ninh và sau đó sẽ tùy thuộc vào các công ty này để chính họ lựa chọn nhà cung cấp".

Quốc hội Đức đang tranh luận về đạo luật cho phép chính phủ cấm các nhà cung cấp 5G không đáng tin cậy có thể kinh doanh tại nước này. Đạo luật này, mặc dù không đề cập trực tiếp tới Trung Quốc, nhưng được cho là nhắm vào Huawei.

Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson cũng đã ám chỉ về một lệnh cấm tiềm tàng nhằm vào Huawei – điều có thể cho thấy rằng có một sự đồng tình nào đó trong mạng lưới Five Eyes – một mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo gồm 5 nước: Anh, Mỹ, Canada, Australia và New Zealand.

Tim Ruhlig, một thành viên của Viện các vấn đề quốc tế Thụy Điển, nói rằng sự thay đổi trong suy nghĩ về Huawei đang diễn ra giữa các nước châu Âu và các công ty viễn thông quốc gia của họ.

"Những ngày này, câu hỏi chính trở nên rộng hơn: chúng ta có thể tin tưởng Huawei và Trung Quốc không?", ông nói. "Liệu có đưa Huawei vào hay không đang chuyển thành vấn đề liên quan tới danh tiếng của nước chủ nhà", theo ông Ruhlig.

Truyền thông địa phương đưa tin trong tuần này rằng Đại sứ Trung Quốc tại Đan Mạch Feng Tie đã đe dọa hủy thỏa thuận thương mại với chính quyền quần đảo Faroe tự trị nếu nhà điều hành viễn thông địa phương không chọn Huawei cho mạng internet 5G của họ.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Đan Mạch đã tweet để đáp trả, trong đó nói rằng đại sứ thực hiện nhiệm vụ bình thường của ông và nhiệm vụ của ông là đảm bảo rằng Huawei có được sự đối xử công bằng và không phân biệt.

Tại Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Hua Chunying cũng đã lên tiếng rằng về quyết định đối với 5G tại Faroe sẽ không đi theo sức ép của Washington.

Trong bối cảnh này, Ruhlig đánh giá rằng tình hình như vậy cho thấy Huawei không phải là một công ty tư nhân Trung Quốc bình thường.

Thorsten Benner, giám đốc Viện Chính sách công toàn cầu có trụ sở tại Berlin, cho biết những lo ngại tương tự và các hoạt động gần đây của Trung Quốc ở châu Âu đang tạo ra ảnh hưởng trên khắp lục địa già.


An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ