• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thân này “ví xẻ làm đôi”: Bao nhiêu là đủ để Philippines rời Trung theo Nhật?

Thế giới 13/01/2017 12:56

(Tổ Quốc) - Trong khi Mỹ còn tỏ ra “mơ hồ’, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản đều đang tìm mọi cách mở rộng ảnh hưởng tại Đông Nam Á.  

Trong khuôn khổ chuyến thăm hai ngày đến Philippines, Thủ tướng Nhật Bản vừa ký một gói viện trợ có giá trị lên tới 1.000 tỷ yên trong vòng 5 năm dành cho đất nước này. Tập trung vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng và năng lượng, gói viện trợ được kỳ vọng sẽ cải thiện quan hệ chính trị và kinh tế giữa hai quốc gia châu Á.

NHẬT BẢN NHẬN LẠI GÌ KHI BỎ RA 1.000 TỶ YÊN?

Chuyến thăm của ông Shinzo Abe đến Philippines là cuộc gặp mặt thứ hai giữa ông với Tổng thống Rodrigo Duterte trong chưa đầy ba tháng, đồng thời là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một nhà lãnh đạo đến đảo quốc này, kể từ khi ông Duterte lên nhậm chức vào tháng Năm, 2016. “Tôi chọn Philippines làm điểm đến đầu tiên trong năm nay, và đó là minh chứng cho thấy sự ưu tiên hàng đầu của tôi về mối quan hệ song phương của chúng ta,” ngài Thủ tướng phát biểu trong cuộc họp báo. “Chúng tôi sẽ tận dụng công nghệ và bí quyết của Nhật Bản ở mức tối đa, hướng tới sự hợp tác hiệu quả, nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng cho hệ thống tàu điện ngầm tại Manila và trên toàn Philippines,” ông Abe cho biết thêm.

Thủ tướng Nhật có chuyến thăm 2 ngày đến Philippines

Theo ông Yasuhisa Kawamura, Thư ký báo chí Đối ngoại, đất nước Mặt trời mọc hy vọng có được “một môi trường kinh doanh thân thiện từ phía Philippines.” Nhật Bản không rót tiền vào Philippines đơn giản chỉ vì lòng tốt, mà còn muốn thiết lập một “con đường hai chiều” nhằm khuyến khích “các quan chức và khu vực tư nhân của Philippines hợp tác với chúng tôi,” ông Kawamura nói. Ông cũng tiết lộ, Nhật Bản sẽ “tham dự” vào các cuộc tập trận chung sắp tới, giữa quân đội Philippines và Mỹ.

Khi được  hỏi về mối quan hệ đang ngày càng mở rộng giữa Manila và Bắc Kinh dưới thời Tổng thống Duterte, ông Kawamura từ chối đưa ra bình luận. Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật lại tỏ ra cởi mở hơn. “Tôi hoan nghênh việc Tổng thống Duterte đang nỗ lực phát triển mối quan hệ Trung Quốc – Phlippines,” ông Abe phát biểu.

Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Philippines. Năm 2016, Nhật Bản chiếm đến lượng hàng hóa xuất khẩu của Philippines. Trong những năm gần đây, Tokyo cũng tập trung cải thiện mối quan hệ giữa hai quốc gia trong lĩnh vực quân sự, bằng cách “tặng” cho lực lượng Bảo hộ Bờ biển Philippines đội tàu trị giá lên tới 11 triệu USD. Một hợp đồng cung cấp vũ khí cũng đã được ký kết giữa hai bên vào năm ngoái.   

CHẠY ĐUA NHẬT – TRUNG ĐỂ “LẤY LÒNG” PHILIPPINES

Tổng thống Philippines, ông Duterte được cho là đang tìm cách “bứt khỏi” mối quan hệ truyền thống với Mỹ, để tiến gần hơn tới “đối thủ” của Washington, là Trung Quốc. Giữa những động thái này, mối quan hệ Philippines và Nhật Bản vẫn tỏ ra tốt đẹp. Đối với Tokyo – một đồng minh lâu năm của Washington, trong nhiều thập ký qua vẫn tỏ ra “hào phóng” trong những khoản viện trợ cho các quốc gia Đông Nam Á, nhằm cân bằng vị thế với Bắc Kinh - Philippines đóng một vai trò quan trọng. Không thua kém, Trung Quốc cũng đang tiến hành biện pháp tương tự để tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực.

Chuyến thăm của ông Abe “có thể là một yếu tố nhằm cân bằng những cải thiện quan hệ gần đây với Trung Quốc [của Philippines] – một trong những mối lo ngại của Nhật Bản,” Rahul Bajoria, một chuyên gia kinh tế của Barclays tại Singapore nói.

Philippines đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối của Nhật tại Đông Nam Á

Theo các nhà phân tích, sự xuất hiện của ngài Thủ tướng Nhật - vào thời điểm chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, còn là một “bí ẩn”, trong khi cả Nga và Trung Quốc đều đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình tại Đông Nam Á – nhằm thể hiện thiện chí của Tokyo với các quốc gia trong khu vực.

“Abe đang cho thấy một thế lãnh đạo chủ động, nhằm kết thân với Đông Nam Á khi các chính sách [của chính quyền Trump] vẫn chưa ổn định,” Carlyle Thayer, giáo sư tại Viện nghiên cứu Quốc phòng Australia bình luận. Liên hệ sự kiện này với chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Việt Nam (từ 12 – 14/01), ông Thayer cho rằng, Mỹ muốn gửi đi thông điệp, các lợi ích lâu dài của Washington trong khu vực sẽ không thay đổi.

Tờ Washington Post nhận định, sự mơ hồ trong chính sách của Mỹ tại châu Á đã khiến Nhật Bản  cảm thấy bị “bỏ rơi”. Các quan chức cấp cao Nhật Bản nói Tokyo muốn củng cố hợp tác an ninh châu Á, dựa trên luật pháp quốc tế - một nỗ lực để đối kháng với những thách thức đang ngày càng tăng từ phía Trung Quốc.

Thủ tướng Nhật Bản sẽ “cố gắng thuyết phục ông Duterte đi chậm lại trong mối quan hệ với Trung Quốc,” Richard Javad Heydarian, một học giả về an ninh tại Manila nói. “Rõ ràng, vài tháng vừa qua, Nhật Bản đang trở thành một yếu tố trung tâm, vào thời điểm Philippines đang cải tổ triệt để chính sách đối ngoại của mình.”

Tháng Bảy 2016, trong một cuộc gặp có liên quan đến những tuyên bố vô lý của Trung Quốc về lãnh hải, ông Abe từng tuyên bố: “Tôi một lần nữa muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp và một giải pháp hòa bình cho những xung đột tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và các cuộc đối thoại liên quan.” Đáp lại, theo một quan chức Nhật Bản, Tổng thống Duterte cho biết, ông ủng hộ Tokyo trong nhiều vấn đề, nhưng lại không trực tiếp đề cập đến tranh chấp biển Đông.

Trung Quốc cũng không hề kém "hào phóng" với Philippines

Sau chuyến thăm của ông Duterte đến Bắc Kinh hồi tháng Mười năm ngoái, Trung Quốc đã tung gói vay lãi suất thấp 9 tỷ USD dành cho Philippines. Ngoài ra, một loạt các thỏa thuận kinh tế có trị giá lên tới 13,5 tỷ USD cũng đã được ký kết giữa hai quốc gia. Bắc Kinh thậm chí còn đi xa hơn, khi đồng ý để các ngư dân của Philippines được phép tiếp cận có giới hạn Bãi cạn Scarborough – khu đảo san hô mà Trung Quốc đã giành được từ chính tay Philippines vào năm 2012.

Sau khi rời Manila, Thủ tướng Abe tiếp tục chuyến thăm các “láng giềng” của Nhật tại Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam, Indonesa và Australia.

(Theo báo nước ngoài)

 

Minh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ