• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

​Thu tác quyền âm nhạc tại khách sạn: Đúng luật nhưng cần có lộ trình (Bài 1)

23/06/2017 07:20

(Cinet) - Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên cho rằng với điều kiện thực tế tại Việt Nam (như nhận thức, hạ tầng cơ sở, điều kiện sống, mức lương …) thì việc thu tác quyền âm nhạc tại khách sạn chưa thể thực hiện ngay lập tức mà cần có lộ trình.

(Cinet) - Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên cho rằng với điều kiện thực tế tại Việt Nam ( như nhận thức, hạ tầng cơ sở, điều kiện sống, mức lương …) thì việc thu tác quyền âm nhạc tại khách sạn chưa thể thực hiện ngay lập tức mà cần có lộ trình.



Cơ sở pháp lý của việc thu tác quyền âm nhạc tại khách sạn

Ông Bùi Nguyên Hùng - Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả. Ảnh: Minh Khánh



Cục Bản quyền Tác giả, Bộ VHTTDL cho biết, theo báo cáo của Hiệp hội các nhà soạn nhạc và lời Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (CISAC) cung cấp, các nước láng giếng với Việt Nam như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippin  hoặc các nước châu lục khác như Hoa Kỳ, Anh, AiLen, Úc, Pháp, Đức … đều phải trả tiền bản quyền cho việc sử dụng âm nhạc, bất kể là chủ khách sạn sử dụng âm nhạc ở khu vực công cộng trong khuôn viên khách sạn hay ở trong các phòng nghỉ của khách sạn.



Cụ thể, Ông Ang Kwee Tiang – Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương – CISAC cho biết, âm nhạc được sử dụng thường xuyên tại các khách sạn, ở những khu vực chung như nhà hàng, quán bar, quán rượu, sảnh chờ, thang máy, hành lang và những không gian mở khác, cũng như trong các phòng nghỉ thông qua các dịch vụ phát thanh, truyền hình. Khi các tác phẩm âm nhạc được sử dụng tại những nơi như vậy có nghĩa là đã nằm trong phạm vi các hoạt động sử dụng quyền tác giả được quy định trong luật bản quyền Việt Nam. Thêm nữa, Việt Nam đã tham gia Công ước Berne ngày 26/10/2004, do đó, tất cả các khách sạn tại Việt Nam sẽ nằm trong phạm vi bảo hộ của pháp luật va việc sử dụng các tác phẩm này trong  các phòng nghỉ và khuôn viên khách sạn phải thực hiện trả phí tác quyền cho các tác phẩm này.



Các lập luận được ông Ang Kwee Tiang đưa ra như sau: các tác phẩm âm nhạc được sử dụng trong khuôn viên khách sạn và trong các phòng nghỉ được coi là một trong những hoạt động biểu diễn công cộng. (Việc biểu diễn được coi là biểu diễn công cộng nếu việc biểu diễn đó được diễn ra ở những nơi công chúng có thể tiếp cận được hoặc ở bất cứ nơi nào mà những người ngoài các thành viên gia đình hoặc người quen có thể tiếp cận) Bất cứ một công dân nào trả tiền thuê phòng nghỉ của khách sạn là có quyền vào phòng nghỉ và sử dụng các dịch vụ của khách sạn, nên việc sử dụng các tác phẩm âm nhạc trong phòng nghỉ khách sạn đã được coi là biểu diễn công cộng do đó phải trả phí tác quyền cho đơn vị đại diện của các tác giả.



Luật bản quyền tại một số quốc gia như Ấn Độ cũng đã quy định cụ thể “việc truyền đạt thông qua vệ tinh, cáp hay bất cứ các phương tiện truyền thông đồng bộ nào khác tới nhiều hơn 1 hộ hay 1 địa điểm cư trú bao gồm các phòng ở của bất cứ nhà nghỉ hay khách sạn nào sẽ được coi là phương tiện truyền đạt tới công chúng” – trích thư của ông Ang Kwee Tiang.



Đối chiếu lại với các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, Điều 26 và Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Điều 35 Nghị định số 100 năm 2006 của Chính phủ đã có những quy định cụ thể về sở hữu trí tuệ.

Theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009

Điều 26 - Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao

Trong đó, quy định rõ “Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thoả thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.

Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.

Điều 33. Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thoả thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thoả thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không thoả thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.



Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và cụ thể hóa tại Nghị định số 100 năm 2006, quy định “sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ và việc tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố để sử dụng tại nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, siêu thị; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính, viễn thông, môi trường kỹ thuật số; trong các hoạt động du lịch, hàng không, giao thông công cộng và các hoạt động kinh doanh thương mại khác.



Bà Phạm Thị Kim Oanh - Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTT&DL) cho biết, trên thực tế, để triển khai quy định này thì các cá nhân có quyền trực tiếp hoặc uỷ quyền cho cá nhân hoặc tổ chức khai thác sử dụng. Tuy nhiên, để thực hiện các quy định này cần phải có lộ trình thích hợp.



Tại Việt Nam, Trung tâm quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đang đại diện cho các nhạc sĩ, các chủ sở hữu quyền có uỷ quyền cho trung tâm đứng ra để đàm phán, cấp phép. Với các tác phẩm khi sử dụng không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền thì phải có đàm phán, thoả thuận về mức phí. Trung tâm phải đảm bảo thu theo uỷ quyền và chỉ thu với những cá nhân, tổ chức đã uỷ quyền cho trung tâm. Việc thực hiện này phải công khai, minh bạch, bà Oanh nhấn mạnh./.



Gia Linh


 

NỔI BẬT TRANG CHỦ