• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thu tác quyền âm nhạc tại khách sạn: Đúng luật nhưng cần có lộ trình (Bài 2)

25/06/2017 08:00

(Cinet) - Cục Bản Quyền tác giả cho rằng, việc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tổ chức thu tiền nhuận bút, thù lao khi sử dụng tác phẩm âm nhạc theo phòng nghỉ khách sạn là chưa tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật có liên quan...

(Cinet) - Cục Bản Quyền tác giả cho rằng, việc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tổ chức thu tiền nhuận bút, thù lao khi sử dụng tác phẩm âm nhạc theo phòng nghỉ khách sạn là chưa tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật có liên quan...

Thu tác quyền âm nhạc tại khách sạn: Đúng luật nhưng cần có lộ trình (Bài 1)





>>> Thu tác quyền âm nhạc tại khách sạn: Đúng luật nhưng cần có lộ trình (Bài 1)



Mức thu bản quyền âm nhạc tại khách sạn trên thế giới

Việc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tổ chức thu tiền nhuận bút, thù lao khi sử dụng tác

phẩm âm nhạc theo phòng nghỉ khách sạn là chưa tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật có liên quan.

Ảnh minh họa.  Nguồn: baomoi



Việc thu tác quyền âm nhạc tại khách sạn là không sai, tuy nhiên việc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) thực hiện việc thu tác quyền về việc thu như thế nào? Mức thu bao nhiêu? Và trả cho ai còn không rõ ràng, thiếu minh bạch.



Cục Bản Quyền tác giả cho rằng, việc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tổ chức thu tiền nhuận bút, thù lao khi sử dụng tác phẩm âm nhạc theo phòng nghỉ khách sạn là chưa tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật có liên quan, chưa xác định được các tác phẩm đã khai thác, sử dụng của tác giả có hợp đồng ủy quyền cho Trung tâm hay chưa.



Trung tâm chưa có căn cứ khoa học rõ ràng, minh bạch khi đưa ra mức thu tiền nhuận bút, thù lao theo gói, do vậy kể cả khi thu được cũng không phân phối chính xác được cho tác giả có tác phẩm được khai thác, sử dụng. Đặc biệt việc đơn phương đưa ra mức thu, chưa đàm phán, thỏa thuận với tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm; tổ chức thu tiền nhuận bút, thù lao khi sử dụng tác phẩm âm nhạc theo phòng nghỉ khách sạn không báo cáo với Bộ VHTTDL theo quy định tại khoản 4, Điều 41, Nghị định số 100 năm 2006 của Chính phủ và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 85 năm 2011 là chưa đúng.



Tại nhiều nước trên thế giới quy định thu tiền quyền tác giả khi khai thác sử dụng tác phẩm âm nhạc tại phòng nghỉ khách sạn và chung cư được công bố rõ ràng về cấp độ, số phòng, cũng như mức tiền thu/tháng. Ví Dụ ở Hàn Quốc, dưới 50 phòng mức tiền thu là 20.000won/tháng; từ 50 phòng đến dưới 100 phòng mức tiền thu là 40.000won/tháng…; trên 500 phòng mức tiền thu là 350.000won/tháng. Ở Nhật, mức thu bằng 1% doanh thu hoặc 100 yên/tháng/1 tivi. Ở Tây Ban Nha thu chia theo sao của khách sạn…



Cần phải có lộ trình khi áp dụng tại Việt Nam 

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên. Ảnh: Minh Khánh



Trước sự việc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc trực thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam đề nghị các khách sạn tại TP Đà Nẵng thực hiện nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao khi sử dụng tác phẩm âm nhạc theo phòng nghỉ khách sạn, ngày 26/5, Bộ VHTTDL đã chỉ đạo Cục Bản quyền tác giả làm việc với Trung tâm. Giám đốc Trung tâm, Nhạc sĩ Phó Đức Phương đã chấp hành ý kiến chỉ đạo và dừng ngay việc này.



Thứ trưởng Vương Duy Biên đề nghị Cục Bản Quyền rà soát lại việc thực thi Nghị Quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trong đó giao Bộ VHTTDL nghiên cứu các biện pháp tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan hướng đến sự công khai, minh bạch, chuyên nghiệp…



Hiện, Bộ VHTTDL đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, thay thế Nghị định 100 năm 2006 và Nghị định số 85 năm 2011, trình Chính phủ trong năm 2017. Trong đó, dành một chương quy định về tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng và quyền hưởng thụ của công chúng phù hợp với thông lệ quốc tế.



Thứ trưởng cho biết “Chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên nhìn lại xuất phát điểm của Việt Nam so với các nước phát triển, nếu dân trí, mức sống và điều kiện của chúng ta ngang bằng với các nước phát triển thì việc thu tác quyền là điều tôi luôn ủng hộ. Tuy nhiên, nhận thức của chúng ta còn thiếu, hạ tấng cơ sở chưa phát triển, điều kiện sống, mức lương của nhân dân còn hạn chế, do đó, chưa thể ngay lập tức thu tác quyền âm nhạc tại khách sạn.”



Do đó, Thứ trưởng đề nghị cần bàn bạc, chỉ đạo, đối với các Sở VHTTDL, Sở VHTT trình bày rõ việc chưa thực hiện thu tác quyền ở khách sạn tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Bộ VHTTDL cũng đã có văn bản gửi các Sở VHTTDL, Sở VHTT tăng cường hướng dẫn, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan theo thẩm quyền.



Từ thực tiễn thực hiện, Bộ VHTTDL sẽ xin kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan để đảm bảo hiệu lực thi hành cũng như tuân thủ các thông lệ quốc tế./.



Gia Linh

NỔI BẬT TRANG CHỦ