• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thư viện Cần Thơ hướng đến một hệ thống thư viện cộng đồng

05/06/2006 15:44

Thư viện TP Cần Thơ, đang nỗ lực để làm phong phú và đem đến sức sống mới cho hoạt động lưu trữ thông tin đã đang âm thầm diễn ra, với khát vọng tạo được một hệ thống thư viện cộng đồng rộng mở cho tất cả những ai quan tâm đến sách.

Thư viện TP Cần Thơ, đang nỗ lực để làm phong phú và đem đến sức sống mới cho hoạt động lưu trữ thông tin đã đang âm thầm diễn ra, với khát vọng tạo được một hệ thống thư viện cộng đồng rộng mở cho tất cả những ai quan tâm đến sách.

Những mô hình hiệu quả

Thư viện xã Trường Long, huyện Phong Điền là một trong những phòng đọc sách địa phương khang trang và hoạt động tốt nhất của TP Cần Thơ. Ở đó có gần 3.500 bản sách – hơn gấp ba tiêu chuẩn của một phòng đọc sách cấp xã phường thông thường (trung bình trên 1.000 bản). Phòng đọc thoáng mát, công việc quản lý sách, bạn đọc bằng máy vi tính. Đây là một trong bốn phòng đọc sách của các xã Tân Lộc (Thốt Nốt), Định Môn (Cờ Đỏ), Trường Long (Phong Điền) và Thường Thạnh (Cái Răng) được Công ty British American Tobaco Việt Nam (BAT VN) tài trợ nâng cấp thành thư viện. Mỗi nơi được trang bị số lượng sách trị giá trên 55 triệu với gần 3.500 quyển sách và thường niên được bổ sung thêm gần 400 quyển, trị giá trên 5 triệu đồng. Chị Phan Kim Phụng, thủ thư của Thư viện xã Trường Long cho biết: “Nhờ lượng sách phong phú, hằng ngày còn có hai đầu báo là Cần Thơ và Sài Gòn Giải Phóng, nên Thư viện là điểm dừng chân của nhiều bà con trong xã. Hệ thống quạt đầy đủ giúp chúng tôi bảo quản sách tốt hơn, nhất là khi trời quá nóng hoặc độ ẩm cao. Công tác quản lý sách và thẻ bạn đọc được nhập vào máy vi tính, nên thủ thư có thời gian để làm những việc khác như làm tư liệu về sách, tạo tiền đề sau này phát triển cao hơn”.

Thư viện TP Cần Thơ đã thực hiện, hướng đến thư viện điện tử từ năm 2003 với việc xây dựng phần mềm quản lý Mylib/Isis và các ứng dụng “Tra tìm sách”, “Quản lý bạn đọc”, “Trang thông tin Thư viện Cần Thơ” được Nhà nước tài trợ gần 500 triệu đồng. Việc áp dụng hệ thống quản lý này lúc đầu chỉ ở Thư viện thành phố, còn hệ thống Thư viện các quận huyện vẫn theo phương thức thủ công và lưu trữ hồ sơ cũ. Chính lúc này, sự hợp tác với Ngân hàng Thế giới lập nên “Góc thông tin Ngân hàng thế giới” tại Thư viện TP Cần Thơ đã mở ra nhiều cơ hội mới. Thư viện TP Cần Thơ thuyết phục được Ngân hàng thế giới tài trợ vốn sách, được cung cấp máy in, 11 máy vi tính và chi phí truy cập internet. Hiện nay tại Thư viện TP Cần Thơ có hai máy truy cập Internet miễn phí cho bạn đọc. Hệ thống thư viện quận huyện và một số xã phường được trang bị máy vi tính để áp dụng chương trình quản lý Mylib/Isis. Riêng “Góc thông tin Ngân hàng Thế giới” qua hai năm hoạt động vẫn là nơi nhiều cán bộ, chuyên viên nghiên cứu thuộc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở TP Cần Thơ lui tới thường xuyên nhằm tra cứu và tìm hiểu các thông tin, nghiên cứu và của Ngân hàng Thế giới về tình hình nước sạch, xóa đói giảm nghèo, quản lý đô thị, tiềm lực kinh tế... ở nước ta nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

Năm năm qua, các nhà xuất bản, công ty phát hành sách, xí nghiệp in và hàng trăm cá nhân đã đóng góp 25.638 quyển sách và hàng chục ngàn ấn bản báo, tạp chí cho Thư viện Cần Thơ. Có những độc giả tiêu biểu như anh Trần Minh Thiện, Hồ Thế Thương ngụ tại quận Ninh Kiều vừa là bạn đọc thân thiết của thư viện, vừa đóng góp hàng trăm quyển sách, tạp chí. Những quyển sách – tài sản quý của nhiều người yêu sách đã được mang đến thư viện để chia sẻ với mọi người đọc khác với niềm tin thư viện là nơi làm tốt nhất công tác bảo quản và đưa sách đến tận tay người cần. Thư viện TP Cần Thơ còn có những sáng kiến khuyến khích thói quen đọc, nghiên cứu và viết các bài chính luận trong đời sống hằng ngày thông qua các cuộc thi viết: “Lịch sử Thăng Long – Hà Nội”, “Nhận thức và hành động theo Nghị quyết của Đảng”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, “Những năm tháng không thể nào quên”... đã thu hút hơn 40.000 ngàn lượt người viết bài tham gia. Những cuộc thi này vừa có ý nghĩa vừa tạo ra nhu cầu tìm tòi, học hỏi, khám phá ở đông đảo bạn đọc.

Kinh nghiệm cho tương lai

“Nếu so với TP Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác, thì công tác xã hội hóa hoạt động Thư viện thông qua các dự án hợp tác với cá nhân hay tổ chức xã hội ở Cần Thơ còn ít ỏi và khá mới mẻ. Phương châm của chúng tôi là luôn tranh thủ gởi văn bản và trực tiếp giới thiệu cho nhiều tổ chức xã hội biết về hoạt động thư viện và chủ động đề xuất những ý tưởng có lợi cho cộng đồng, bởi các đơn vị tài trợ phần lớn đều hướng đến mục đích này” - chị Nguyễn Phi Nhạn, Giám đốc Thư viện TP Cần Thơ cho biết - “Một phần quan trọng khác trong xã hội hóa công tác thư viện là phía Cần Thơ phải đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực đủ sức đáp ứng yêu cầu của các đơn vị tài trợ. Từ khi TP Cần Thơ trở thành TP trực thuộc Trung ương, thì công tác này đã được quan tâm đúng mức, nên hệ thống Thư viện có nhiều thuận lợi hơn”.

Hiện nay Thư viện TP Cần Thơ đang có nhiều dự án chuẩn bị triển khai, đưa hoạt động thư viện thêm gần gũi với đời sống. Trong đó, đáng chú ý là dự án “Thư viện của đồng bào dân tộc Khmer”, với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới, dự kiến đặt tại thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất của Cần Thơ; hay phòng đọc cho người khiếm thị do tổ chức Force Foundation (Hà Lan) tài trợ đặt tại Thư viện Cần Thơ.

(Theo BCT)

NỔI BẬT TRANG CHỦ