• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thương vụ 4.500 tên lửa chống tăng Israel- Ấn Độ: Gập ghềnh con đường tự lực

Thế giới 02/07/2018 13:29

(Tổ Quốc) - Đây là một thỏa thuận thực sự lớn vì nhiều lý do.

Israel đang tiến tới việc bán loạt tên lửa chống tăng mới cho Ấn Độ. Tin tức này đã được cả giới truyền thông Ấn Độ và Israel đăng tải. "Ấn Độ đang gần hoàn tất một thỏa thuận liên chính phủ trị giá 500 triệu USD với Israel để mua khoảng 4.500 tên lửa chống tăng Spike", tờ Hindustan Times đưa tin hôm 26/6, trích dẫn các quan chức Ấn Độ và Israel.

Thỏa thuận này có thể được hoàn tất sớm nhất là trong chuyến thăm chính thức của Udi Adam – một quan chức cấp cao trong giới quốc phòng Israel tới New Delhi vào ngày 2-3/7.

Tuy nhiên, theo National Interest (NI), thỏa thuận này đã mất một thời gian dài soạn thảo, nhưng dường như sẽ chưa thể xong xuôi vào cuối năm nay.

Lục quân Ấn Độ đang rất cần bổ sung tên lửa chống tăng.

Công ty quốc phòng Rafael của Israel đã đồng ý bán 8.000 tên lửa chống tăng Spike cho Ấn Độ vào năm 2014. Theo thỏa thuận ban đầu, 3.000 tên lửa sẽ được sản xuất tại Ấn Độ như một phần trong chương trình “Make in India” của Thủ tướng Narendra Modi. Tuy nhiên, nó đã bị rút lại vào cuối năm ngoái, với nhiều lý do khác nhau đã được đưa ra cho việc hủy bỏ này.

Một số tờ báo cho biết Ấn Độ đã quyết định hủy thỏa thuận này khi cơ quan công nghệ quốc phòng hàng đầu của Ấn Độ, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO), nói với Delhi rằng họ có thể phát triển loại vũ khí tương tự.

Các phương tiện truyền thông Ấn Độ khác lại nói, Israel là phía có lỗi khi họ cảm thấy không thoải mái với nội dung chuyển giao công nghệ của thỏa thuận.

Trong khi đó, báo chí Israel cho rằng, thỏa thuận trên đã bị hủy vì “một nhà sản xuất vũ khí Ấn Độ - đang phát triển một tên lửa chống tăng địa phương - phản đối việc đưa vào điều khoản chuyển giao công nghệ.” Một số tờ báo khác của Ấn Độ cũng ủng hộ khẳng định này. Điều này là hợp lí vì Delhi đang mua một số lượng nhỏ hơn tên lửa Spike để “lấp chỗ trống” trong thời gian DRDO có thể tự sản xuất tên lửa chống tăng nội địa.

Tên lửa Spike, mà đầu tiên Israel gọi là tên lửa Tamuz, có một lịch sử lâu dài và gắn liền với sự phát triển của nhà nước Do Thái. Israel đã bắt đầu cố gắng phát triển một loại vũ khí chống tăng tốt hơn sau tổn thất nặng nề trong cuộc chiến Yom Kippur năm 1973.

Sức mạnh tên lửa chống tăng Spike

Như cây viết Charlie Gao chia sẻ trên NI trước đó, tên lửa chống tăng tầm xa Spike-NLOS là tên lửa đất đối đất đầu tiên có điều khiển. “Để thực hiện điều này, Spike-NLOS có một sợi cáp quang nhỏ kết nối chiếc xe phóng với tên lửa, cũng như một chiếc máy ảnh trong bản thân tên lửa,” Gao viết.

“Qua liên kết dữ liệu này, các nhà vận hành Spike-NLOS sẽ nhìn thấy khung cảnh chiến trường và sau đó tiến hành hướng dẫn tên lửa đến mục tiêu. ”

Tên lửa Spike sau đó đã được mở rộng phạm vi tấn công chính xác của nó. Các phiên bản cao cấp nhất có thể đạt mục tiêu lên đến 30 km. Và, như Gao lưu ý, “điều khiển thông qua truyền hình cho phép tên lửa này điều chỉnh phóng tới mục tiêu trên đường phóng đi, khi người vận hành muốn hướng đến một mục tiêu khác. Tên lửa này cũng không yêu cầu 'khóa' mục tiêu khi khởi động khi người vận hành chỉ cần biết tọa độ thô của mục tiêu và do đó, cho phép Spike-NLOS hoạt động như một hệ thống pháo binh chính xác. "

Israel cũng đã phát triển nhiều biến thể khác nhau của tên lửa này để phục vụ cho các mục đích khác nhau.

Cho tới nay, Israel đã sử dụng tên lửa Spike để đạt được nhiều thắng lợi, đặc biệt là trong Chiến tranh Lebanon lần thứ hai và trong các chiến dịch intifadas (các cuộc  nổi dậy của người Palestine chống lại Israel). Trong những vụ việc này, Israel đôi khi sử dụng độ chính xác cực cao của Spike để bắn hạ mục tiêu trong các trận chiến đô thị đông đúc, mặc dù đôi khi vũ khí này cũng được sử dụng để hạ gục pháo binh.

Loạt thương vụ xuất khẩu Spike và quan hệ Israel - Ấn Độ?

Jerusalem đã có rất nhiều thành công trong việc xuất khẩu tên lửa này ngay cả trước khi thỏa thuận với Ấn Độ diễn ra. Trong số các đối tác mua tên lửa này bao gồm Vương quốc Anh, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Singapore, Ý, Đức và Phần Lan, cùng nhiều bên khác. Hàn Quốc đã sử dụng tên lửa này để nhắm vào những khẩu pháo lớn mà Triều Tiên duy trì ở ngay bên kia biên giới.

Trong khi đó, Vương quốc Anh đã sử dụng các hệ thống này ở những nơi như Iraq và Afghanistan theo những cách tương tự như Israel đã làm ở Palestine và Lebanon.

Và hiện tại, thỏa thuận của Ấn Độ đối với các tên lửa Spike tiếp tục xu hướng tăng cường các mối quan hệ quốc phòng giữa Israel và Delhi.

Năm ngoái, xuất khẩu quân sự của Israel tăng đáng kinh ngạc 41% so với năm 2016. Trong doanh số bán vũ khí trị giá 9,2 tỷ USD của Israel trong năm 2017, 58% đã đi đến châu Á-Thái Bình Dương.

Ấn Độ dẫn đầu áp đảo trong dữ liệu trên khi họ đã mua các hệ thống phòng không Barak 8 của Israel - trị giá 1,6 tỷ USD. Bên cạnh tên lửa và các bệ phóng, thỏa thuận Barak 8 cũng bao gồm các hệ thống chỉ huy, điều khiển và radar, cùng với các thiết bị liên lạc, theo tờ Haaretz.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ