• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tiếp cận của Mỹ về châu Á "nóng" trong tranh luận Tổng thống Trump và cựu phó Tổng thống Biden

Thế giới 24/10/2020 13:45

(Tổ Quốc) - Tổng thống Trump và cựu phó Tổng thống Joe Biden đã có cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại với châu Á trong cuộc tranh luận cuối cùng trước thềm bầu cử, 3/11.

Theo SCMP, các vấn đề từ Triều Tiên đến Ấn Độ đã được đề cập trong cuộc tranh luận cuối cùng của Tổng thống Trump và cựu phó Tổng thống Biden. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục là tâm điểm trong các tranh luận về chính sách ngoại giao của Washington.

Tiếp cận của Mỹ về châu Á "nóng" trong tranh luận Tổng thống Trump và cựu phó Tổng thống Biden - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Tổng thống Trump đã nhắc lại các vấn đề nổi trội liên quan đến thuế quan áp dụng với hàng hóa của Trung Quốc

Ông Ja Ian Chong – Phó Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học quốc gia Singapore nói rằng các bình luận của Tổng thống Trump đang thể hiện trạng thái đơn phương đối phó với Trung Quốc nếu tái đắc cử. Trong khi đó, tranh luận của cựu phó Tổng thống Biden đưa ra yêu cầu Mỹ sẽ tham gia lại vào thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris và khiến Trung Quốc tuân thủ các đề xuất theo cách tiếp cận đa phương.

"Thực tế, cách tiếp cận của Tổng thống Trump trong các vấn đề được đánh giá trực tiếp và đối đầu hơn trong khi cựu phó Tổng thống Biden tiếp cận nhiều lĩnh vực hơn và có sự liên quan đến các tác nhân. Sự khác biệt cũng diễn ra tương tự khi hai ứng viên thảo luận về cách tiếp cận tương tác với vấn đề Triều Tiên cũng như chương trình hạt nhân của nước này", ông Chong nhấn mạnh.

Các bình luận của Tổng thống Trump gợi ý rằng ông sẽ tiếp tục nỗ lực giải quyết các vấn đề trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Theo Phó Giáo sư Chong, cựu phó Tổng thống Biden đang muốn làm rõ khả năng ông tiếp tục kế thừa di sản của Cựu tổng thống Barack Obama trong việc kêu gọi sự tham gia của các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc nhằm gây áp lực với Triều Tiên.

"Chưa một cách tiếp cận nào được đánh giá là hiệu quả để khiến Bình Nhưỡng phải từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và cả hai cần phải tiếp tục thay đổi cách tiếp cận để có một kết quả khả thi khác, ông Chong khẳng định.

"Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từng đánh giá cao ủng hộ của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc và câu hỏi lớn đặt ra trong cuộc tranh luận là liệu cựu phó Tổng thống Biden có tiếp tục duy trì sự ủng hộ của Mỹ đối với vấn đề của Delhi hay không", ông Rajan Kumar, Phó Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Jawaharlal Nehru thuộc New Delhi khẳng định.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ