• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tọa đàm “Nghi lễ hầu đồng cổ truyền - Bảo tồn và phát triển trong tín ngưỡng thờ Mẫu”

21/11/2016 08:56

(Cinet)- Ngày 20/11, Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức tọa đàm về “Nghi lễ hầu đồng cổ truyền - Bảo tồn và phát triển trong tín ngưỡng thờ Mẫu”.

(Cinet)- Ngày 20/11, Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức tọa đàm về “Nghi lễ hầu đồng cổ truyền - Bảo tồn và phát triển trong tín ngưỡng thờ Mẫu”.

Nghi lễ hầu đồng. Nguồn: SGGP



Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận và đưa ra những ý kiến làm rõ một số vấn đề liên quan đến nghi lễ hầu đồng cổ truyền. Theo đó, nghi lễ hầu đồng cổ truyền và hát chầu văn là một loại hình diễn xướng dân gian, thường diễn ra ở các đền, phủ, miếu nhằm tụng ca công đức của Thánh mẫu Liễu Hạnh và Đức thánh Trần Hưng Đạo. Loại hình diễn xướng này có vai trò trung tâm trong tín ngưỡng thờ Mẫu, thể hiện rõ truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.



Tuy nhiên hiện nay việc thực hành các nghi lễ cũng đang có một số biến tướng sai lệch. Vì vậy, các đại biểu cũng đưa ra nhiều ý kiến đóng góp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu, cụ thể như: những người thường xuyên thực hành di sản, trực tiếp là các thanh đồng cần có tâm thành, lòng thiện, không lợi dụng nghi lễ hầu đồng để hành nghề mê tín dị đoan, trục lợi cá nhân; thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ, tọa đàm giữ các thanh đồng - những người thực hành nghi lễ với người quản lý, người trông coi di tích để tìm một tiếng nói chung thống nhất, tìm những bộ trang phục phù hợp và chuẩn nhất cho việc thực hành nghi lễ; nghiên cứu và đưa ra bộ tài liệu với những thông tin tri thức chuẩn mực nhất về tín ngưỡng thờ Mẫu, về Đạo Mẫu, cách thực hành nghi lễ... lấy đó làm tài liệu phổ biến cho nhân dân…



Hy vọng trong thời gian tới, công tác bảo tồn và phát huy giá trị Nghi lễ hầu đồng cổ truyền sẽ đạt được những bước tiến vững chắc, để hầu đồng trở thành nét văn hóa riêng của Việt Nam, đồng thời từng bước đưa nghi lễ này trở lại với giá trị văn hóa vốn có của nó, nhất là khi chúng ta đang xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.



M.N (Tổng hợp: HNMO,baotintuc.vn)

 

 

NỔI BẬT TRANG CHỦ