• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tọa đàm “Những vấn đề về đạo đức xã hội nhìn từ góc độ văn hóa”

13/12/2016 09:11

(Cinet)- Nhằm làm rõ hơn tác động qua lại giữa những vấn đề mới đặt ra trong văn hóa và đạo đức xã hội, cũng như việc triển khai chính sách pháp luật về văn hóa, xã hội vào cuộc sống, Báo Đại biểu Nhân dân, Bộ VHTTDL đã phối hợp tổ chức Tọa đàm, giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Những vấn đề về đạo đức xã hội nhìn từ góc độ văn hóa”.

(Cinet)- Nhằm làm rõ hơn tác động qua lại giữa những vấn đề mới đặt ra trong văn hóa và đạo đức xã hội, cũng như việc triển khai chính sách pháp luật về văn hóa, xã hội vào cuộc sống, Báo Đại biểu Nhân dân, Bộ VHTTDL đã phối hợp tổ chức Tọa đàm, giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Những vấn đề về đạo đức xã hội nhìn từ góc độ văn hóa”.

Quang cảnh buổi tọa đàm. Nguồn: ĐBND



Buổi tọa đàm có sự tham gia của PGS.TS Triệu Thế Hùng, UVTT Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; PGS.TS, NGƯT Nguyễn Văn Cương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa; PGS.TS Từ Thị Loan, Quyền Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.



Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã có ý kiến trao đổi, nhìn nhận về mối quan hệ giữa văn hóa và đạo đức, thực trạng đạo đức xã hội, những tác động của các chính sách văn hóa song song với sự phát triển kinh tế - xã hội... Theo đó, PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Cương cho rằng: “Mối quan hệ giữa văn hóa và đạo đức là mối quan hệ biện chứng. Nói đến đạo đức là nói đến nguyên tắc, chuẩn mực của con người được cả xã hội thừa nhận, điều chỉnh hành vi, lối sống của con người, đó là những giá trị văn hóa. Có thể nói, đạo đức và văn hóa là phạm trù có mối quan hệ biện chứng với nhau, đạo đức nào thì văn hóa ấy, văn hóa nào thì có đạo đức ấy. Đạo đức cũng chính là văn hóa, văn hóa cũng chính là đạo đức. Đấy là mối quan hệ biện chứng không tách rời lẫn nhau”.



Từ góc độ của người nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, PGS. TS Từ Thị Loan cho rằng, mối quan hệ giữa hai phạm trù này là mang tính tỷ lệ thuận, trên cơ sở một nền văn hóa phong phú, phát triển đầy đủ, nền văn hóa tất cả vì con người thì các giá trị đạo đức được đề cao, coi trọng và phát triển.



Các đại biểu cũng nhận định, hiện nay lối sống của một bộ phận người Việt, nhất là giới trẻ đã và đang có sự “lệch chuẩn” so với đạo đức truyền thống. Đó là việc quá đề cao lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích cộng đồng; là trào lưu “sống thử”, “sống gấp”, là những vụ bạo lực xảy ra trong gia đình, nhà trường và xã hội… Những yếu tố tiêu cực này nếu không sớm được loại trừ sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển chung của xã hội.



Vì vậy, để giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới, các đại biểu đưa ra những góp ý: cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho thế hệ trẻ; xây dựng các chế tài xử phạt đủ mạnh đối với những trường hợp không nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật. Đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho văn hóa phát triển đúng hướng. Quan trọng hơn, cần sớm xây dựng hệ tiêu chí về con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.



M.N (tổng hợp)
 

NỔI BẬT TRANG CHỦ