• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tổng kết 10 năm thi hành Luật Điện ảnh

01/12/2016 15:05

(Cinet)- Ngày 1/12/2016, Hội nghị Tổng kết 10 năm thi hành Luật Điện ảnh đã diễn ra tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội).

(Cinet)- Ngày 1/12/2016, Hội nghị Tổng kết 10 năm thi hành Luật Điện ảnh đã diễn ra tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội).



Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Vương Duy Biên, Cục trưởng Cục Điện ảnh Ngô Phương Lan và Vụ trưởng Vụ Pháp chế Hoàng Minh Thái chủ trì Hội nghị.

Thứ trưởng Vương Duy Biên phát biểu khai mạc Hội nghị.



Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Vương Duy Biên cho biết: “Cho đến nay, so với nhiều loại hình nghệ thuật, duy nhất ngành nghệ thuật thứ 7 có luật riêng. Luật Điện ảnh là văn bản pháp lý quan trọng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến tổ chức và hoạt động điện ảnh; tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, tạo cơ sở để phát triển Điện ảnh Việt Nam. Qua 10 năm từ khi có luật chuyên ngành, Điện ảnh Việt Nam đã có nhiều bước tiến bộ, thu hút, khuyến khích được sự tham gia của tổ chức, cá nhân từ mọi thành phần kinh tế vào các lĩnh vực điện ảnh; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm thông qua chương trình mục tiêu phát triển điện ảnh; có chính sách tài trợ cho việc phổ biến phim phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nông thôn, thiếu nhi, lực lượng vũ trang nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại. Bên cạnh đó, các quy định về thành lập cơ sở sản xuất phim, phát hành và phổ biến phim; việc tổ chức, tham gia Liên hoan phim, Hội chợ phim đã đưa Điện ảnh Việt Nam từng bước phát triển và hòa nhập vào dòng chảy Điện ảnh quốc tế”.

Cục trưởng Cục Điện ảnh Ngô Phương Lan trình bày Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Điện ảnh.



Trong 10 năm thi hành Luật Điện ảnh, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành Luật về cơ bản đã phù hợp với các cam kết quốc tế và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan, tương đối hoàn chỉnh đảm bảo công tác quản lý và điều chỉnh được hầu hết các hoạt động điện ảnh. Một số nội dung trong chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh quy định tại Điều 5 Luật Điện ảnh đã bước đầu được thực hiện. Tính đến tháng 11/2016, cả nước đã có 450  doanh nghiệp tư nhân có chức năng và được phép sản xuất phim, trong số đó có khoảng 15 doanh nghiệp đầu tư thường xuyên và tích cực vào sản xuất phim điện ảnh, tạo ra 50-60% tổng sản lượng điện ảnh trong cả nước. Nhờ quy định thông thoáng tại Chương III của Luật Điện ảnh, số lượng phim Việt Nam trong 2 năm trở lại đây trung bình mỗi năm tăng khoảng 50-60%. Công tác phát hành, phổ biến phim đã được thực hiện nghiêm túc. Ngoài ra, ngành điện ảnh đã tổ chức thành công Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội (2010, 2012, 2014, 2016); tham gia 148 Liên hoan Phim quốc tế với 330 lượt đầu phim; tổ chức 48 chương trình giới thiệu phim Việt Nam ra nước ngoài với 186 lượt đầu phim; cử 184 đoàn ra nước ngoài dự Liên hoan phim, tuần phim, nghiên cứu học tập,… với hơn 600 lượt người;…



Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những hạn chế trong quá trình thi hành Luật Điện ảnh như: Việc giải thích một số từ ngữ quy định tại Điều 4 Luật Điện ảnh đến thời điểm này không còn phù hợp và gây khó khăn trong công tác quản lý; các chính sách cơ bản để phát triển điện ảnh chủ yếu được quy định trong Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, tính pháp chế chưa cao, chưa được thực thi nghiêm túc; Cho đến nay Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh vẫn chưa được thành lập; Một số quy định còn chưa đầy đủ hoặt thiếu so với đòi hỏi của thực tiễn phát triển điện ảnh; Luật Điện ảnh chưa quy định cơ chế cụ thể nhằm thu hút đầu tư, ưu đãi, miễn giảm thuế; chưa quy định chặt chẽ cơ chế phối hợp giữa ngành điện ảnh với các ngành khác,…

 
Các đại biểu phát biểu tham luận tại Hội nghị.



Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đại diện cho các Sở VHTTDL, Sở Văn hóa Thể thao, các trung tâm phát hành phim và các đơn vị liên quan đã đưa ra những tham góp, trao đổi nhằm bổ sung, hoàn thiện Luật Điện ảnh.

Vụ trưởng Vụ Pháp chế Hoàng Minh Thái kết luận tại Hội nghị.



Vụ trưởng Vụ Pháp chế Hoàng Minh Thái cho biết: Sắp tới, Luật Điện ảnh sẽ có những sửa đổi để phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành và các cam kết quốc tế; Cố gắng phân định chức năng kinh doanh và phục vụ cho mục đích chính trị; Lưu ý đến những vấn đề mới như công nghệ số; truyền hình, mạng, … và đồng thời quá trình sửa đổi Luật sẽ được thực hiện theo quy trình của luật mới.

Quang cảnh Hội nghị.



Hằng Đinh

NỔI BẬT TRANG CHỦ