• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Triệu phú tự thân chỉ ra những điều mà người trẻ vẫn tự huyễn hoặc bản thân

Kinh tế 04/07/2020 16:04

(Tổ Quốc) - Ramit Sethi, tác giả của cuốn sách “I will teach you to be rich” (Tôi sẽ dạy bạn làm giàu) đã trở thành một chuyên gia tài chính và độc giả của ông chủ yếu là những người ở độ tuổi từ 20 đến 40. Ông trở thành triệu phú khi còn rất trẻ, nhờ trang web ông làm từ năm 2004 khi còn là sinh viên ở Stanford), viết sách và các khóa học về tài chính cá nhân.

Theo Sethi, rất nhiều người trẻ cho rằng mình không được học về quản lý tài chính. Thực tế thì họ không phải là nạn nhân.

Bạn là người kiểm soát tình hình tài chính của bản thân mình, và bạn càng nhận ra điều đó sớm thì càng biết mình cần làm gì để tình hình khá lên.

Bước đầu tiên chính là nhận ra một số điều lầm tưởng lớn về tiền bạc mà những người trẻ vẫn tự nhủ:

Triệu phú tự thân chỉ ra những điều mà người trẻ vẫn tự huyễn hoặc bản thân - Ảnh 1.

1. "Tôi cần tập trung vào việc tạo ra thu nhập thụ động"

Với nhiều người trẻ, thu nhập thụ động nghe như một giấc mơ: Một người đi nghỉ 3 tuần liền mà vẫn kiếm được tiền. Nhưng cái mà họ không thấy được là thời gian và công sức để đạt đến kết quả đó.

Điều họ cần làm lúc này chính là nỗ lực cải thiện thu nhập chủ động – tức tập trung vào sự nghiệp của mình: Rèn luyện kỹ năng làm việc, giải quyết các vấn đề cho công ty và vượt trội lên so với các đồng nghiệp.

Rất nhiều người không muốn nghe điều này, bởi thay vì mơ tưởng về khoản thu nhập thụ động 500 USD/ngày, họ thực sự phải đổ mồ hôi và bắt tay vào làm việc.

Giải pháp: Chăm chỉ làm việc và rèn luyện kỹ năng của bản thân để giỏi hơn và kiếm nhiều tiền hơn. Nếu không được tang lương, hãy tìm một công việc khác với mức lương cao hơn.

Triệu phú tự thân chỉ ra những điều mà người trẻ vẫn tự huyễn hoặc bản thân - Ảnh 2.

2. "Nếu cố gắng hơn, tôi có thể tiết kiệm được nhiều tiền"

Chúng ta đều biết mình phải tiết kiệm tiền. Việc đó cũng giống như chúng ta phải tập thể dục, ăn uống lành mạnh hơn. Nhưng làm được việc đó không phải dễ.

Chỉ "cố gắng hơn" chưa đủ để giúp bạn. Cố gắng tiết kiệm tiền bằng cách mua đồ rẻ hơn hay không uống cà phê nữa cũng chẳng giúp gì nhiều.

Để thực sự có kết quả, bạn cần tự nhìn lại tình hình tài chính của mình và đặt ra các câu hỏi: Bạn đang làm những gì tốn nhiều công sức nhưng kết quả không được bao nhiêu? Điều gì hoàn toàn vô ích dù bạn đã cố gắng rất nhiều? Làm thế nào để khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn cho bạn?

Giải pháp: Sử dụng công nghệ và tiến hành "tự động hóa" các yếu tố tài chính của bạn để bạn không phụ thuộc vào ý chí của mình trong chuyện tiêu tiền nữa.

Triệu phú tự thân chỉ ra những điều mà người trẻ vẫn tự huyễn hoặc bản thân - Ảnh 3.

3. "Tôi sẽ đề ra ngân sách và chi tiêu trong mức đó"

Đây có vẻ là phương án cắt giảm chi tiêu không hiệu quả vì rất khó để có thể theo dõi đến từng đồng mà bạn tiêu. Và đến cuối tháng, nhìn lại bảng chi tiêu bạn lại cảm thấy áy náy vì trót tiêu quá ngân sách.

Giải pháp: Tạo một bản kế hoạch chi tiêu bằng cách chia nhỏ thu nhập thành 4 mục:

• Chi phí cố định: Tiền thuê nhà, nhu yếu phẩm, vật dụng trong nhà, v.v. (50-60% tổng thu nhập)

• Đầu tư dài hạn: Các khoản đầu tư như cổ phiếu, quỹ đầu tư (10% tổng thu nhập)

• Tiết kiệm: Tiền mua quà tặng, đi nghỉ, tiền đặt cọc mua nhà, v.v. (5-10% tổng thu nhập)

• Guilt-free spending: Dining out, movies, shopping, etc. (20% to 35% of your income)

• Chi tiêu theo sở thích: Ăn tối bên ngoài, xem phim, mua sắm, v.v. (20-35% tổng thu nhập)

Nhờ phân chia theo cách này, bạn đảm bảo rằng mình có đủ tiền để trang trải những thứ cần thiết trước. Sau đó phần tiền còn lại bao nhiêu có thể để vào mục tiết kiệm và tiêu dùng hàng ngày.

Triệu phú tự thân chỉ ra những điều mà người trẻ vẫn tự huyễn hoặc bản thân - Ảnh 4.

4. "Bạn tôi kiếm được ít tiền hơn tôi, mà họ vẫn đi du lịch 4 lần mỗi năm!"

Những người bạn đó hoặc là có kế hoạch chi tiêu (như đã nêu trên) rất chặt chẽ, hoặc là họ không biết quản lý tiền bạc của mình chút nào.

Tại sao bạn không nhìn vào những người bạn bình thường của mình – tức những người đưa ra quyết định thông thường về tiền bạc và có được kết quả mà ai cũng biết – và lấy đó làm tấm gương soi mình?

Giải pháp: Tập trung tiền bạc của bạn vào đúng mục tiêu và cố gắng chi tiêu có ý thức. Đừng làm theo những người chỉ thích khoe khoang bằng cách tiêu nhiều hơn số tiền mình kiếm được.

Triệu phú tự thân chỉ ra những điều mà người trẻ vẫn tự huyễn hoặc bản thân - Ảnh 5.

5. "Tôi sẽ bắt đầu đầu tư"

Nếu bạn hỏi những người xung quanh họ đã đầu tư bao nhiêu tiền vào cổ phiếu, phần đông họ sẽ trả lời "không có đủ tiền" hoặc "không có chuyên môn" để làm việc đó.

Tại sao lại như vậy? Vì họ không nghĩ rằng mình đủ khả năng hiểu được những kiến thức cơ bản về đầu tư và không muốn mạo hiểm đánh mất số tiền mà mình đang có. Nhưng nếu không đầu tư, tiền của bạn sẽ mất giá dần do lạm phát.

Giải pháp: Bất kỳ một hướng đi nào mới cũng đều đầy trắc trở (như áp dụng chế độ ăn mới, tập luyện thể thao, học cách nuôi dạy trẻ, v.v.). Câu trả lời không phải là tìm cách tránh nó đi – mà phải chọn lấy một nguồn thông tin chắc chắn và học hỏi từ đó và bắt đầu đầu tư.

Đinh Vân

NỔI BẬT TRANG CHỦ