• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trò chơi lâu dài của Iran tại Syria: Nga và Israel tính đến lá bài hiệu quả?

Thế giới 31/07/2018 18:01

(Tổ Quốc) - Các nỗ lực của Iran trong cuộc chiến chống khủng bố tại Trung Đông và các ảnh hưởng gia tăng của nước này tại nội chiến Syria đã khiến nhiều quốc gia lo lắng.

Israel gia tăng cảnh báo sức mạnh lan rộng của Iran

Cùng với nội chiến Syria liên tục dai dẳng trong 7 năm với sức hủy diệt và tàn phá khủng khiếp, sự chú ý hiện nay đang tập trung vào các vấn đề tái kiến thiết, di dời tị nạn cũng như vị trí tương lai của các lực lượng nước ngoài vào Syria nhằm hỗ trợ chính quyền Tổng thống Assad đối phó với khủng bố và lực lượng nổi dậy khác. Đó là sự tham gia của Nga, Iran cùng với các tay súng Hezbollah do Iran hậu thuẫn.

Minh họa chiến lược Syria tương lai. Ảnh: The Washington Times

Giới quan sát cho rằng, Nga luôn chỉ ra không có bất kỳ thách thức nào đối với Israel và liên tục khẳng định sẽ tiếp tục thảo luận về lợi ích an ninh của Israel. Thủ tướng Israel Netanyahu và Tổng thống Nga Putin liên tục có các cuộc gặp riêng ít nhất 3 lần trong vòng 6 tháng qua. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov hiện đang ở Israel nhằm đảm bảo Israel sẽ không cản trở hoạt động của Syria tại phía nam Cao nguyên Golan và nhằm giải quyết phần nào các lo lắng của Israel về sự ảnh hưởng sâu rộng của Iran tại phía nam Syria.

Trọng tâm của các thảo luận với Nga là chìa khóa đi tới các vấn đề Syria hiện nay. Trong đó, những gì diễn ra tiếp theo khi chính quyền ông Assad hoàn thành sứ mệnh cuối cùng trong cuộc rượt đuổi lực lượng nối dậy và những gì có thể làm để đưa lực lượng Iran và phiến quân Shi’ite ra khỏi Nam Syria. Khi lực lượng Assad và Nga tiêu diệt lực lượng nổi dậy chỉ trong vòng vài tuần thì sẽ có tình hình mới tại biên giới với Israel.

Israel chấp nhận rằng, ông Assad đã thắng và đang tìm cách thiết lập lại tình hình tại Cao nguyên Golan. Cả ông Netanyahu và các quan chức Israel khác liên tục nhắc lại nhiều lần điều này trong bối cảnh không quân Nga đang tiếp trợ Syria quét sạch bóng dáng của khủng bố IS gần biên giới Israel tại Cao nguyên Golan.

Nhìn trước ngó sau, tham vọng Trung Đông của Iran tới đâu?

Nga hiện tại cam kết  Iran và các đồng minh của họ sẽ giữ khoảng cách xa 100km so với biên giới Israel. Ý tưởng ban đầu của ông Netanyahu là nhằm giành lại sự ủng hộ của ông Putin trong việc đưa lực lượng Iran ra khỏi Syria. Tuy nhiên, điều này rõ ràng, Tổng thống Nga không thể đáp ứng.

Israel đang muốn dẹp tất cả các tên lửa tầm xa của Iran ra khỏi Syria. Việc ngừng sản xuất tên lửa trong phạm vi Syria được hiểu là nhằm ngăn chặn lực lượng Hezbollah buôn lậu vũ khí qua biên gới với Lebanon. Điều này phản ánh mối quan tâm an ninh của Israel về các cuộc tấn công tên lửa ngoài kiểm soát của Syria và của thỏa thuận 1974. Trong tương lai, Israel sẽ tiếp tục yêu cầu tất cả các máy bay chiến đấu của Iran và Hezbollah phải ra khỏi Syria mặc dù điều này được xem là vấn đề nan giải.

Tổng thống Putin và Nga đều bày tỏ thông cảm với các quan ngại của Israel nhưng các chi tiết cho quá trình điều phối hỗ trợ đối với Israel vẫn chưa thể làm được.

Ngoài tên lửa, vấn đề về sự hiện diện của Iran tại nam Syria không phải là vấn đề giải quyết ngay lập tức cho Israel. Iran có thể sẽ mất một thời gian để nghiên cứu tình hình quân sự mới trước khi có động thái khác gần biên giới Israel. Tehran cũng sẽ xem xét mối quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Nga Putin sau thượng đỉnh Helsinki và sự liên quan của ba bên chủ chốt bao gồm Israel, Nga và Mỹ trong bối cảnh mở rộng tham vọng tại Trung Đông, đặc biệt là Syria.

Giới chuyên gia cho rằng, nếu không có gì khác thì các diễn biến tại Syria đã dạy cho Iran một số bài học chính. Đầu tiên, Israel luôn có tình báo xuất sắc tại Syria. Họ biết chính xác nơi ở của lực lượng Iran và trang thiết bị có mặt tại Syria. Thứ hai, Israel sẽ không do dự tấn công thẳng vào căn cứ của Iran và lực lượng Iran tại Syria khi lợi ích an ninh của họ bị đe dọa và điều đó có thể làm tương tự như vậy với chính quyền Tổng thống Assad và cả Nga. Thứ ba, Nga không quan tâm thêm bất kỳ điều gì nữa nếu căn cứ Iran bị tấn công. Cả Israel và Nga đã chỉ ra các hoạt động “giảm xung đột” nhằm tránh thương vong đối với Nga như có thể.

Đối với hiện tại, Israel không trực tiếp gây ra chiến tranh với Syria nhưng đang hạn chế các hành động quân sự nhằm bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia trong bối cảnh chính quyền ông Assad hoàn thành mục tiêu tại đây. Chính quyền Tổng thống Assad đang phát triển gia tăng nhằm hạn chế sự phản kháng của lực lượng nổi dậy trong khi Israel vẫn đang giữ liên lạc với khu vực nhằm hạn chế và nhanh chóng kết thúc sứ mệnh nhân đạo ngang biên giới.

Vào cùng thời điểm, Iran cần phải kiên nhẫn, và rõ ràng, họ đang chơi trò chơi chiến lược lâu dài tại Syria. Đây cũng là khu vực mà cả Mỹ, Israel và Nga đang cần phải thương lượng với Iran nhằm đạt được hiệu quả./.

 

 

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ