• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trung Đông: Người Pháp đang đến

Thế giới 21/11/2017 16:17

(Tổ Quốc) - Từ vai trò trung gian trong khủng hoảng Lebanon đến việc bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hướng tới quyền lực tại Trung Đông.

Từ vai trò trung gian trong cuộc khủng hoảng ở Lebanon đến việc bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hướng tới lấp đầy khoảng trống do Mỹ để lại và tăng cường ảnh hưởng của Pháp ở Trung Đông.

Hôm thứ Bảy, ông Macron đã đón Thủ tướng Lebanon Saad Hariri và có các cuộc hội đàm nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng sau quyết định từ chức gây sốc của ông Hariri vào ngày 4/11.

Tổng thống Pháp Macron đã đón ông Saad Hariri tại Điện Elysee, Paris. (Nguồn: AFP)

Thông báo trên của ông Hariri, được đưa ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, được coi là sự leo thang nghiêm trọng trong cuộc chiến quyền lực thống trị khu vực giữa Saudi Arabia và Iran – với các lực lượng thân cận được cho là đang tham chiến tại Syria, Iraq, Yemen, Lebanon và nhiều nước khác.

Ông Macron - người được bầu năm nay với cam kết khôi phục vị thế quốc tế của Pháp sau nhiều năm qua, đang có một chương trình đầy phiêu lưu tại Trung Đông – nơi sức ảnh hưởng của Paris hầu như không có nhiều.

Olivier Guitta, giám đốc điều hành của GlobalStrat, một công ty tư vấn rủi ro về địa chính trị, nói: "Ông Macron nắm bắt cơ hội và đang muốn lấp đầy chỗ trống do Mỹ và Anh để lại ở Trung Đông. Pháp muốn trở thành một bên có vị thế quan trọng trong khu vực cùng với Nga. .

Tình thế ngoại giao hiện đại

Pháp đã thống trị cả Lebanon và Syria trong nửa đầu thế kỷ 20 nhưng ảnh hưởng của Paris ở hai nước này đã giảm dần trong những năm gần đây, cùng với sự suy giảm kinh tế của Pháp.

Bằng cách mời Hariri đến Paris, điện đàm với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Saudi Arabia, Israel và Ai Cập, và thông báo về một chuyến thăm Iran vào năm tới, ông Macron hy vọng sẽ thiết lập lại Pháp là một nước đóng vai trò then chốt trong khu vực.

"Điều quan trọng là đối thoại với tất cả các bên," ông Macron - chính trị gia 39 tuổi, một “tân binh” về ngoại giao, cho biết sau một chuyến thăm Riyadh bất ngờ vào ngày 10/ 11.

Tại Lebanon, với lịch sử từng là chiến trường cho các cuộc chiến ủy nhiệm và là nơi mà phong trào Hezbollah ủng hộ Hồi giáo Shiite – được cho là do Iran hỗ trợ - đang ngày càng cứng rắn, các phương tiện truyền thông đã hoan nghênh những động thái từ Macron.

Đối với tờ Al-Akhbar thân Hezbollah, họ cho rằng sự trở lại của Pháp đối với vị thế quyền lực đang châm ngòi cho những ảnh hưởng "cùng với người Mỹ, người Saudi và Iran".

Ông Macron đã thu hút được sự đồng thuận đặc biệt về việc liên hệ với tất cả các bên trong khi phía Mỹ chỉ lên tiếng ủng hộ đồng minh Saudi Arabia trong việc chỉ trích kẻ thù lâu năm là Iran.

Cũng như hiệp định về khí hậu Paris, điều ông Macron đã kiên quyết bảo vệ khi đối mặt với quan điểm hoài nghi về khí hậu của ông Trump, Tổng thống Pháp cũng kiên quyết bảo vệ thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt với Iran năm 2015 – nội dung ông Trump đang có nhiều quan ngại.

Tuy nhiên, ông cũng đã cố gắng trấn an mối quan ngại của Mỹ và Israel về ảnh hưởng đang gia tăng của Iran bằng cách liên tục chỉ trích chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran.

Vào cuối tuần qua, ông Macron đã có những lời lẽ mạnh mẽ hơn, cáo buộc Iran và Hezbollah thực hiện các "hành động gây bất ổn ... trong khu vực".

Đối với Guitta của GlobalStrat, các tuyên bố trên cho thấy lập trường của Pháp không thay đổi nhiều và nước này vẫn là "một trong những bên chỉ trích mạnh mẽ nhất về Iran".

Thúc đẩy uy tín

Frederic Charillon, giáo sư tại trường đại học Sciences Po ở Paris, cho biết Tổng thống trẻ nhất của Pháp kiên trì từ những bước tiến nhỏ nhất

"Nếu Pháp cho phép thúc đẩy dù là những tiến bộ ngoại giao nhỏ nhất, họ sẽ lấy lại được uy tín đã mất tại khu vực này trong những năm gần đây và tăng cường vị thế của mình trong các cuộc đàm phán trong tương lai về Syria", ông Frederic Charillon viết cho tờ L'Orient Le Jour của Lebanon.

Thành công hòa giải căng thẳng tại Lebanon sẽ thúc đẩy danh tiếng của ông Macron như một nhà đàm phán hoàn hảo, bốn tháng sau khi ông thúc đẩy các nhà lãnh đạo đối lập của Libya nhất trí về một thỏa thuận ngừng bắn có điều kiện tại các cuộc hội đàm tại Paris.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát vẫn tỏ ra chưa chắc chắn về việc Pháp có thể đóng một vai trò dẫn đầu tại Trung Đông - nơi Mỹ, Nga và các đồng minh từ lâu đã có những vị thế quan trọng.

Ông Hazem Hosni, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Cairo, cho biết, ông tin rằng ảnh hưởng của Pháp sẽ chỉ giới hạn ở các nước từng là thuộc địa cũ hay các nước từng có ảnh hưởng như Lebanon, Tunisia, Algeria, Morocco và “quyền lực” ở một mức độ nào đó tại Syria.

Chiến lược ngoại giao của Pháp đang được đặt "trong bối cảnh lịch sử về sự hiện diện trước đó ở những khu vực này," ông nói.

(Theo AFP)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ