• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trung Quốc đột phá bước ngoặt chinh phục châu Âu

Thế giới 23/03/2019 09:51

(Tổ Quốc) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm 3 nước Tây Âu: Ý, Công quốc Monaco và Pháp từ ngày 21 - 26/3.

Thăm Ý để đột phá G-7 về Vành đai và Con đường

Về chuyến thăm Ý, phía Trung Quốc nhấn mạnh hy vọng chuyến thăm sẽ làm sâu sắc quan hệ hợp tác thiết thực trên tất cả lĩnh vực trong khuôn khổ chiến lược Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI), đưa quan hệ "đối tác hợp tác toàn diện" giữa hai bên bước vào thời kỳ phát triển mới, góp phần phát triển quan hệ giữa Trung Quốc và EU.

Trung Quốc đột phá bước ngoặt chinh phục châu Âu - Ảnh 1.

Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân tại sân bay Leonardo Da Vinci, Rome vào ngày 21/3/2019. Ảnh:Stringer/EPA/EFE

Dự kiến ngày 23/3, Trung Quốc và Italia sẽ ký Thỏa thuận xây dựng "Vành đai và Con đường". Nếu điều này diễn ra thì Ý sẽ thành quốc gia đầu tiên trong G7 ủng hộ chiến lược "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc. Tờ Tin tức đa chiều đăng bài viết nhấn mạnh Italia và Sáng kiến "Vành đai và Con đường" đã trở thành từ khóa quan trọng của nước phương Tây thời gian gần đây, đặc biệt phía Mỹ đã ra cảnh báo trực tiếp tới chính quyền Roma, yêu cầu không ủng hộ Sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc.

Trong tình hình khó khăn về kinh tế, Bắc Kinh đã trao cho chính phủ Ý một chiếc phao "cứu sinh", qua việc cung cấp tài chính cho các công trình cơ sở hạ tầng, hàng hải, đường sắt và đường bộ. Mặc dù khắp Châu Á, Châu Phi và Châu Âu  đưa ra các nghi ngờ rằng sáng kiến này chỉ chủ yếu có lợi cho các công ty Trung Quốc trong khi thiết lập một "bẫy nợ" đối với những nước dễ bị ảnh hưởng bởi vấn đề tài chính. Việc Ý sẵn lòng cân nhắc làm ăn với Trung Quốc đang làm tăng lo ngại ở Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) và đang cho phép Trung Quốc len lỏi vào các khu vực như viễn thông và cảng biển.

Monaco – nước nhỏ nhưng vị trí địa chiến lược lớn

Chuyến thăm Monaco - một quốc gia thành phố có chủ quyền nhỏ nhất tại châu Âu, nhưng có vị trí địa chiến lược quan trọng với ba mặt tiếp giáp với nước Pháp và và mặt còn lại giáp với Địa Trung Hải, cách Ý khoảng 16 km. Diện tích của Monaco là 2,02 km² và dân số năm 2011 là 35.986 người. Công quốc tý hon của châu Âu có thể là một sự lựa chọn cho người khổng lồ Trung Quốc như một đầu cầu tiếp cận Tây Âu thông qua BRI.

Trung Quốc đột phá bước ngoặt chinh phục châu Âu - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Châu Âu chia rẽ quan điểm về quan hệ đối với Trung Quốc

Trung Quốc từ lâu có quan hệ mật thiết với Monaco. Phía Trung Quốc khẳng định quan hệ Trung Quốc – Monaco là một tấm gương về mối quan hệ « bình đẳng » giữa hai quốc gia có quy mô và diện tích khác nhau. Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu nhà nước Trung Quốc tới quốc gia này. Hai bên sẽ trao đổi quan điểm về các vấn đề chính trị, kinh tế, nhân đạo và bảo vệ môi trường, mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước.

Paris – chặng dừng chân quan trọng

Theo điện Élysée, Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Pháp từ ngày 24 - 26/3, đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Pháp và Trung Quốc. Hai bên sẽ trao đổi các vấn đề song phương, đa phương và quan hệ EU - Trung Quốc. Tổng thống Pháp và Phu nhân sẽ mời Chủ tịch Trung Quốc và Phu nhân ăn tối hẹp vào ngày 24/3 tại Beaulieu-sur-Mer. Ngày 25/3, hai bên sẽ hội đàm tại điện Elysée, sau đó có tuyên bố báo chí và Quốc yến.

Giải quyết mối lo ngại của EU

Chuyến thăm Châu Âu của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh một số nước lớn ở Châu Âu đã hành động để có được một sự cân bằng giữa các lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc và mong muốn có thêm đầu tư. Trung Quốc tuần trước đã hứa hẹn hợp tác rộng lớn hơn về liên doanh "Sáng kiến Vành đai và Con đường" với các công ty Mỹ và Châu Âu, một cố gắng chống lại các chỉ trích đang tăng lên cho rằng sáng kiến này nhằm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại các nước chủ yếu ở Châu Âu.

Sau tuyên bố của Ý, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuần trước nói rằng các nước EU cần phải có "cách tiếp cận thống nhất" đối với Trung Quốc và "việc Trung Quốc tham gia vào việc phát triển một số nước là điều tốt nhưng tôi tin là dựa trên tinh thần bình đẳng, tương hỗ. Tinh thần bình đẳng có nghĩa là tôn trọng chủ quyền của các quốc gia. Pháp từng cho biết nước này sẽ áp đặt thêm kiểm tra đối với các nhà sản xuất thiết bị, trong đó có công ty viễn thông khổng lồ Hoa Vi của Trung Quốc về G-5.

Trong một báo cáo gần đây, Trung tâm Chiến lược Chính sách Châu Âu (EPSC) cảnh báo các nước nên tránh cách tiếp cận "ngây thơ" trước Trung Quốc do nước này luôn sẵn sàng "lợi dụng chính sách mở của của Châu Âu chống lại chính các lợi ích chiến lược của châu lục".

Chia để trị là sở trường của Trung Quốc. Trước việc Mỹ ép Ý không ủng hộ BRI, Bắc Kinh nhắn nhủ Mỹ "hãy lo việc của mình trước khi can thiệp vào việc người khác"./.

Người bình luận

NỔI BẬT TRANG CHỦ