(Toquoc)-Đập thủy điện Tam Hiệp đang gây nên nỗi đau đầu cho Trung Quốc. Sự “hỗ trợ” của Trung Quốc xây dựng đập thủy điện gây tranh cãi trên khắp thế giới.
(Toquoc)-Đập thủy điện Tam Hiệp đang gây nên nỗi đau đầu cho Trung Quốc. Sự “hỗ trợ” của Trung Quốc xây dựng đập thủy điện gây tranh cãi trên khắp thế giới.
Đập thủy điện Tam Hiệp từng được ví như Vạn Lý Trường Thành của thể kỷ mới.Nhưng sau hơn 4 năm vận hành, đập thủy điện Tam Hiệp, công trình lớn nhất thế giới chắn ngang sông Dương Tử, đang mang lại những hậu quả tai hại cho Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc ngày 19/5 thừa nhận đập Tam Hiệp là nguyên nhân của nhiều vấn đề đang cần phải “xử lý khẩn cấp”.
Được khởi công xây dựng từ năm 1994 và hoàn thành năm 2008, đập thủy điện Tam Hiệp chắn ngang sông Dương Tử có độ cao 185 mét, với khả năng tích nước là 39 tỷ mét khối. Chi phí xây dựng lên tới 22 tỷ USD.
Toàn cảnh đập Tam Hiệp, từng là niềm kiêu hãnh "Vạn Lý Trường Thành mới" của Trung Quốc
Sự thừa nhận bất thường của Chính phủ
Sau cuộc họp mới đây dưới sự chủ tọa của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Chính phủ Trung Quốc đã ra thông cáo đánh giá: “Trong khi đập Tam Hiệp mang lại nhiều lợi ích quan trọng, thì vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần phải được giải quyết khẩn cấp như trong việc tái định cư người dân, bảo vệ môi trường và đề phòng các thảm họa môi sinh”. Hồ chứa nước khổng lồ cho con đập này đã gây ra những hậu quả đối với giao thông hàng hải, thủy lợi và nguồn nước.
Sự thừa thừa nhận có thể được đánh giá là bất thường, trái hẳn với những lời tán dương về một công trình vĩ đại, biểu tượng cho sức mạnh và hiện đại hóa đất nước mà Bắc Kinh vẫn tuyên truyền trước đây.
Theo giới chuyên gia, cái giá phải trả cho việc xây đập Tam Hiệp rất lớn và ngày càng có nhiều người nghi ngại về sự tồn tại của đập thủy điện lớn nhất thế giới này: Đã có 140 thị trấn, 1.000 làng mạc, hai thành phố, 100.000 ha đất nông nghiệp màu mỡ đã ngập chìm trong vùng lòng hồ. Khoảng 1,9 triệu người phải di dời. Ảnh hưởng về môi trường từ các đập thủy điện là rất lớn. Việc xây đập Tam Hiệp cùng hồ chứa khổng lồ đã tác động nghiêm trọng tới môi trường ở thượng và hạ nguồn sông Dương Tử, cho dù dự án này giúp giảm bớt được phần nào cơn khát năng lượng, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc.
Hồ chứa nước Tam Hiệp - bãi rác khổng lồ
Các dự án trên sông
Các dự án thủy điện của Trung Quốc ở trong nước, trên thượng nguồn của cả sông Mekong và Brahmaputra, cũng gây ra nhiều quan ngại cho các nước hạ nguồn. Riêng thượng nguồn
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi từng tuyên bố: “Trung Quốc luôn tuân thủ thái độ trách nhiệm” với các dự án như vậy và “xem xét đầy đủ tác động với các quốc gia hạ nguồn”.
Đó là câu nói quen thuộc của các quan chức ngoại giao đã được lập trình. Nếu không liên quan lợi ích sát sườn, Trung Quốc không bao giờ thừa nhận “tác hại”.
Trong 12 dự án đập thủy điện ở hạ nguồn Mekong, có 10 dự án của Lào gồm Pak Beng, Luang Prabang, Xayaburi, Pak Lay, Sanakham, Pak Chom, Ban Koum, Lat Sua, Thakho, Don Sahong; 2 dự án còn lại của Campuchia là Stung Treng và Sambor. Các công ty Trung Quốc tham gia đầu tư vào nhiều dự án, tuy số lượng và danh tính cụ thể chưa được tiết lộ.
Sự “hỗ trợ” của Trung Quốc với lịch trình dựng đập thủy điện gây tranh cãi trên khắp thế giới có nguy cơ gây phản ứng ngược từ những cộng đồng cư dân, thậm chí là vi phạm do thiếu tính minh bạch và bỏ qua những mong muốn của người dân.
Đập Đại Triều Sơn trên thượng nguồn sông Mekong (Vân Nam), hoàn thành 2003 - 1 trong 12 đập thủy điện Trung Quốc dự định xây trên Mekong, hiểm họa của vùng hạ nguồn Mekong
Các công ty và ngân hàng Trung Quốc ngày càng tham gia sâu hơn vào các dự án thủy điện tại châu Phi và châu Á. Họ thường phớt lờ yêu cầu cần phải minh bạch và có trách nhiệm hơn.
Bắc Kinh tuyên bố, các công ty Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài phải tuân thủ luật pháp quốc gia liên quan, tôn trọng người dân cũng như môi trường ở đó. Nhưng các nhóm hoạt động xã hội nói rằng, điều này thường xuyên không xảy ra.
Ikal Angelei, giám đốc Hội những người bạn hồ Turkana ở
Các ngân hàng chính sách như Exim Trung Quốc giờ đây đã tăng cường cùng với các tổ chức cho vay thương mại như ngân hàng Công thương Trung Quốc - ngân hàng lớn nhất thế giới về giá trị thị trường - trong đầu tư vào xây dựng đập thủy điện ở nước ngoài./.
Linh Hương