• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trung Quốc và Nga: Hai mặt về vấn đề Triều Tiên

Thế giới 06/06/2017 14:20

(Tổ Quốc) - Trong khi Trung Quốc tỏ ra các hạn chế tương tác thì Nga lại duy trì việc kết nối với Triều Tiên gần đây.

Nga-Trung tương tác với Triều Tiên

Trong khi Trung Quốc tỏ ra hạn chế quan hệ với Bình Nhưỡng thì Nga lại tạo cơ hội cho Bình Nhưỡng kết nối với các quốc gia khác bất chấp tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm kiềm chế các chương trình vũ khí của Triều Tiên.

Nga và Trung Quốc thể hiện thái độ khác biệt về Triều Tiên. Ảnh:AP

Quan hệ thương mại giữa Nga và Triều Tiên liên tục thúc đẩy trong hai tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm trước. Đây là cơ hội thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu than của Nga tăng vọt, tờ Sputnik đưa tin.

Trung Quốc từng là ân nhân và cũng là đồng minh của Triều Tiên cho rằng, Bắc Kinh sẽ hạn chế xuất khẩu than đá sang Bình Nhưỡng và sẽ có các hành động tiếp theo nhằm thuyết phục lãnh đạo Kim Jong Un chấm dứt các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa.

Trong khi đó, Moscow lại liên tục thúc đẩy các chuyến hàng than đá và tăng cường mở rộng quan hệ thương mại với Triều Tiên với nhiều hoạt động:

- Investstroytrest - một công ty của Nga đã mở đường phà mới vào tháng 5, kết nối lưu thông với thành phố cảng Vladivostok của Nga đến thành phố Rajin của Triều Tiên. Ông Mikhail Khmel, Phó giám đốc công ty Investstroytrest nói với Reuters rằng, dịch vụ phà sẽ khuyến khích khách du lịch Trung Quốc quá giang sang thành phố Vladivostok bằng đường thủy.

- Các chính quyền ngành đường sắt của Nga đã có chuyến thăm Triều Tiên vào tháng Một năm nay và có các thảo luận nâng cấp đường sắt giữa Rajin-Hasan, kết nối giữa Nga với bán đảo Triều Tiên, hãng thông tấn Nga TASS cho biết.

- Nga và Triều Tiên cũng tiến tới thỏa thuận nhập cư lao động, mở rộng chương trình đưa khoảng 40.000 lao động Triều Tiên sang Nga và làm việc tại các khu xây dựng, cung cấp thêm nguồn ngoại tệ về nước, Nihon Keizai – một tờ báo Nhật cho biết.

Các động thái này diễn ra trong bối cảnh Nga vẫn đồng thuận với Liên Hợp Quốc áp lệnh trừng phạt về thương mại lên Triều Tiên.

 Trước đó, LHQ đã yêu cầu các nước, bao gồm cả Nga cần phải giảm quan hệ thương mại với Triều Tiên khi Bình Nhưỡng liên tục thúc đẩy các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân.

Phản ứng đối lập

 Liên Hợp Quốc đã có tuyên bố bổ sung thêm các hình phạt  lên Triều Tiên vào ngày 21/5 thông qua các lệnh phạt mới sau vụ thử tên lửa gần đây nhất.

“Ông Trump đã cho rằng, Trung Quốc và Triều Tiên tiến tới quan hệ thương mại trị giá khoảng 6.6 tỷ đô la hàng năm và đây có thể là yếu tố ràng buộc mà Bắc Kinh có thể sử dụng để gây áp lực với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, việc Nga thúc đẩy quan hệ thương mại với Triều Tiên lại giống như một phủ nhận các nỗ lực của Bắc Kinh trong việc kiềm chế sức mạnh tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên”, các nhà phân tích cho biết.

“Hoạt động thương mại của Nga phù hợp với tư duy của Nga về Triều Tiên”, ông James Brown, phó giáo sư Đại học Temple, Tokyo cho biết.

“Nga không hề muốn tách biệt với Triều Tiên. Họ dường như muốn Triều Tiên có thể kết nối các hoạt động với các quốc gia khác. Moscow liên tục phản đối chương trình hạt nhân của Triều Tiên, tuy nhiên, vẫn tỏ ra thông cảm với Triều Tiên”, ông Brown cho biết.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói vào ngày 1/5 rằng, vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên là một hành động nguy hiểm và tuyên bố Nga sẽ có hành động phản đối chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Putin cũng đưa ra chỉ trích chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên khi Washington tăng cường các hoạt động diễn tập quân sự gần bán đảo Triều Tiên và thách thức gia tăng giữa chính quyền Tổng thống Mỹ Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, tờ Sputnik cho biết.

“Chúng ta cần phải quay trở lại đối thoại với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và chấm dứt các hành động khiêu khích, tiến tới thỏa thuận hòa bình”, ông Putin nhấn mạnh.

“Ông Putin cũng cho rằng, Triều Tiên có các hành động khiêu khích, tuy nhiên, các phản ứng của Triều Tiên xuất phát từ các động thái của Hàn Quốc và Mỹ khi hai nước này liên tục tăng cường hiện diện quân sự và tàu sân bay gần khu vực bán đảo Triều Tiên”, ông Brown cho biết.

Các quan chức Trung Quốc cảnh báo rằng, Bắc Kinh sẽ cân nhắc đến biện pháp hạn chế xuất khẩu dầu sang Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục các vụ thử tên lửa tầm xa và hạt nhân, tờ báo Huanqiu của Trung Quốc dẫn tin.

“Nga vẫn tiếp tục vận chuyển dầu cho Triều Tiên. Việc nối lại đường sắt lưu thông giữa Moscow và Bình Nhưỡng là một bằng chứng cho thấy, Nga có thể thay thế Trung Quốc cung cấp dầu cho Triều Tiên. Tuy nhiên, liệu Nga có thể thay thế Trung Quốc hay không vẫn chưa rõ ràng”, ông Anthony Ruggiero - một nhà phân tích tại Foundation for Defense of Democracies cho biết.

“Nếu Trung Quốc thực sự muốn từ bỏ thì nhiều khả năng Nga sẽ tương trợ đầy đủ cho Triều Tiên”, ông Ruggiero cho biết.

Trong khi việc nhập khẩu than của Trung Quốc sang Triều Tiên đã giảm sút đáng kể từ khi Liên Hợp Quốc đưa ra lệnh trừng phạt mới thì kim ngạch nhập khẩu sắt của Bắc Kinh sang Bình Nhưỡng lại tăng ở mức cao nhất vào tháng 4 tình từ hồi tháng 8, 2014 và tăng khoảng 10% so với tháng 3, tờ South China Morning Post cho biết.

“Các thông tin có được về thương mại Trung Quốc và Triều Tiên rất ít và tính ảnh hưởng tương tác giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng cũng không nhiều sau khi LHQ đưa ra các lệnh trừng phạt chính thức lên Triều Tiên”, ông Marcus Noland, giám đốc trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson.

Giá thực phẩm và nguyên liệu của Triều Tiên liên tục tăng nhanh gần đây. Tuy nhiên, không xác định được lý do này”, ông Noland cho biết.

“Quan hệ thương mại của Nga với Triều Tiên liên tục tăng cao, ước tính khoảng 130 triệu đô la hàng năm”, ông Noland cho biết.

Theo ông Noland, Nga có thể tạo nên hiềm khích với Mỹ và các đồng minh bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản trong vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên, điều chắc chắc rằng, Nga sẽ vẫn thúc đẩy quan hệ thương mại với Bình Nhưỡng nhằm gia tăng ảnh hưởng của Moscow tại khu vực bán đảo Triều Tiên.

(Theo USA Today)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ