• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trung Quốc vật lộn với nỗi lo dân số

Thế giới 21/04/2015 12:08

(Toquoc)- Chính sách một con trong nhiều thập kỉ đã để lại những hệ lụy khó xóa bỏ trong xã hội Trung Quốc.

(Toquoc)- Chính sách một con trong nhiều thập kỉ đã để lại những hệ lụy khó xóa bỏ trong xã hội Trung Quốc.

Đối với các nước phát triển, tỷ lệ sinh giảm đã nổi lên như một mối quan tâm chung, trong khi các nước đang phát triển đang phải vật lộn để giảm thiểu sự bùng nổ dân số.

Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với nỗi lo dân số độc đáo của riêng mình. Theo số liệu do Ủy ban Y tế Quốc gia và Kế hoạch gia đình của Trung Quốc (NHFPC), tỷ lệ sinh của nước này là giữa 1,7 và 1,8; còn theo Trung tâm nghiên cứu chính sách công Brookings - Thanh Hoa có trụ sở tại Bắc Kinh, con số này dưới 1,5. Dù là con số nào, tỉ suất sinh của nước này là thấp hơn 2,1 và đã thực sự tác động đến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc khi họ quyết định nới lỏng chính sách một con.



Chính sách một con thi hành suốt nhiều năm qua cũng khiến Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn nạn già hóa dân số

Hậu quả chính sách cũ

Hiệu lực của chính sách một con, đến năm 2011, theo Chính phủ Trung Quốc, đã hạn chế khoảng 400 triệu ca sinh nở. Tuy đã góp phần kiểm soát dân số, nó đã phải trả giá. Kể từ khi chính sách một con ban hành vào năm 1980, các quan chức y tế Trung Quốc đã thực hiện 336 triệu ca phá thai, khoảng 200 triệu ca triệt sản trên cả nam giới và nữ giới, và việc đặt 403 triệu thiết bị hạn chế sinh nở trong buồng tử cung phụ nữ. Và nhiều hành vi tàn nhẫn khác đã được thực hiện đối với phụ nữ mang thai. Trong một bài báo trên tờ Guardian, một phụ nữ ở tỉnh Hồ Bắc, người bị buộc phải trải qua quá trình phá cái thai đã tám tháng của cô đã chia sẻ sự đau đớn của mình với nhà văn Ma Jian.

Chính sách một con cũng đã dẫn đến một tệ nạn buôn bán trẻ em. Việc giữ bí mật và sự trừng phạt hà khắc đối với hành vi vi phạm chính sách một con có nghĩa là bán đi một đứa trẻ đôi khi là sự lựa chọn duy nhất của các gia đình nghèo. Vào tháng 9/2013, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc tiết lộ rằng cảnh sát đã bắt giữ 301 nghi phạm cứu 92 trẻ em bị bắt cóc trong một vụ án buôn người.

Đầu năm 2014, báo chí Trung Quốc cũng đưa tin về trường hợp của Zhang Shuxia, bác sĩ khoa sản tại Bệnh viện Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Fuping County (Trung Quốc) đã tiếp tay cho một đường dây buôn bán trẻ em. Chính phủ nước này không công bố số lượng trẻ em được mua bán trên thị trường chợ đen, nhưng một số nguồn ước tính rằng ít nhất 70.000 trẻ em/năm.

Mất cân bằng giới tính

Truyền thống của xã hội Trung Quốc là trọng nam khinh nữ, cùng với sự hạn chế của chính sách một con đã tạo ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tỉ lệ nam - nữ và khiến dân số già đi.

Dù pháp luật đã cấm việc siêu âm giới tính thai nhi nhưng khi người dân có nhu cầu, họ vẫn được đáp ứng. Tim Robertson đã nói chuyện với các cặp vợ chồng Trung Quốc, đơn giản chỉ cần trả một khoản hối lộ cho bác sĩ của họ để được đáp ứng nhu cầu. Thật dễ dàng để mua bộ dụng cụ siêu âm để tiến hành siêu âm đơn giản tại nhà dù độ tin cậy có thể không cao. Khi phát hiện giới tính thai nhi là nữ, nhiều phụ nữ cảm thấy bị áp lực rất lớn để phá bỏ thai của họ vì hi vọng cái thai là một bé trai. Các số liệu thống kê cho biết: Trung bình mỗi năm Trung Quốc có hơn 13 triệu ca phá thai, so với Ấn Độ 6,5 triệu, và Hoa Kỳ 1,2 triệu.

Phá thai ở Trung Quốc đã trở thành một hình thức kinh doanh. Tại đây, phòng khám thai được quảng cáo trên các cửa xe bus, xe taxi, biển bảng quảng cáo và trên tàu điện ngầm với đầy đủ thông tin về thủ tục và chi phí, thậm chí giảm đến 50% cho đối tượng là học sinh.

Chập chững thực thi chính sách mới

Trong khi Trung Quốc công bố quyết định nới lỏng chính sách dân số đã kéo dài hàng thập kỷ của mình tại phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ủy ban Trung ương lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 15/11/2013, họ không đưa ra thời gian cụ thể khi nào và làm thế nào để mỗi tỉnh sẽ áp dụng chính sách mới vào thực tế. Hệ thống kiểm soát tỉ lệ sinh vẫn được giữ nguyên và chính quyền địa phương vẫn duy trì hạn ngạch dân số của họ.

Cơ chế xin sinh con thứ hai có sự khác biệt ở các tỉnh, tuy nhiên, phần lớn đều yêu cầu: các cặp vợ chồng phải xin phép trước khi mang thai; trong quá trình được chấp thuận, họ phải cung cấp giấy chứng nhận kết hôn, h sơ đăng ký nhà, và các bằng chứng khác có chữ ký của ủy ban thôn / xóm. Yêu cầu thủ tục giấy tờ phiền toái này giúp giải thích tại sao việc nới lỏng các chính sách này chưa thành công để “kích hoạt sự bùng nổ dân số”.

Một trở ngại khác là do bản thân hệ thống kế hoạch hóa gia đình và y tế của Trung Quốc. Luật pháp Trung Quốc yêu cầu các quan chức địa phương thu tiền phạt vi phạm chính sách một con - mà Trung Quốc gọi là "phí bảo trì xã hội" – để nộp vào ngân sách quốc gia, sau đó được trả lại cho ngân sách địa phương. Chính sách này thúc đẩy cán bộ địa phương coi việc vi phạm sinh con thứ hai như là một nguồn doanh thu.

Trong bốn thập kỷ qua, các mức phạt đã tạo ra 2 nghìn tỷ NDT (324 tỉ USD). Cùng với các lợi ích khác, điều này tạo ra một lực lượng mạnh mẽ trong chính phủ chống lại sự thay đổi này, nhà khoa học chính trị Thomas Penpinsky cho biết.

Dù việc nới lỏng ước tính ảnh hưởng đến 10-20 triệu gia đình sẽ chọn sinh con thứ 2. Đến cuối 5/2014, chỉ có 271.600 cặp vợ chồng đã nộp đơn xin phép sinh thêm con thứ 2, với 241.300 gia đình thực hiện. Đến nay, chỉ có 700.000 gia đình đã bắt đầu điền vào các giấy tờ cần thiết để có được giấy phép cho họ sinh đứa con thứ hai. Trong số những gia đình thí điểm chính sách mới, một số đối mặt với những hậu quả không lường trước được. Ngày 02/4/2015, một cô gái 12 tuổi tự tử sau khi cô phát hiện ra rằng cha mẹ cô có kế hoạch sinh đứa con thứ hai.

Triển vọng

So với năm 1970, Trung Quốc hiện phải đối mặt với một tình huống rất khác: một xã hội già hóa nhanh chóng với quá ít người trẻ để giúp đỡ cha mẹ và ông bà của họ. Lực lượng lao động của cả nước trong năm 2012 đã giảm lần đầu tiên trong gần 50 năm. Tỷ lệ của người nộp thuế để hưởng lương hưu dự kiến sẽ giảm từ 5/1 xuống 2/1 vào năm 2030. Một vấn đề xã hội khác, nhiều gia đình, khi bị mất đi đứa con trai duy nhất do bị ốm hay tai nạn đã trở thành nhóm yếu thế trong xã hội. Và con số này đang gia tăng, khoảng 76 nghìn gia đình mỗi năm.

Trong một cuộc thăm dò trực tuyến bằng phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc, gần 64% số người tham gia cho biết họ sẽ không có một đứa con thứ hai, ngay cả khi Trung Quốc từ bỏ chính sách một con hoàn toàn. Thời gian tới, khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc muốn gây ảnh hưởng đối với các chính sách, họ có thể phải xem xét một cách cẩn thận hơn những di sản của chính sách cũ để đưa ra giải pháp toàn diện hơn.

Minh Hoa

 

NỔI BẬT TRANG CHỦ