• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Từ Tràng Cát đến bánh chưng vị Tết

Thực hiện: Bảo Trung | 18/01/2024

(Tổ Quốc) - Những ngày này, vị Tết đã thấm đượm ở "thủ phủ" lá dong, thôn Tràng Cát, xã Kim An (huyện Thanh Oai, Hà Nội). Khắp trong làng, ngoài xã, đâu đâu cũng thấy người dân hối hả, tất bật thu hoạch lá dong, mang bán ở khắp vùng, miền, phục vụ nhu cầu gói bánh chưng ngày Tết của người dân. Năm nay, lá dong được mùa, được giá, mang lại niềm vui cho nhiều hộ dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Từ Tràng Cát đến bánh chưng vị Tết - Ảnh 1.

Thôn Tràng Cát, xã Kim An (huyện Thanh Oai) là một trong những vựa trồng lá dong lớn của khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.

Từ Tràng Cát đến bánh chưng vị Tết - Ảnh 2.

Mỗi dịp cận Tết, người dân tất bật lựa chọn những tàu lá đẹp nhất để thu hoạch phục vụ nhu cầu gói bánh chưng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Từ Tràng Cát đến bánh chưng vị Tết - Ảnh 3.

Xã Kim An (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) nằm ven sông Đáy, xã có 3 thôn, riêng thôn Tràng Cát có truyền thống trồng cây dong xanh lâu đời nhất.

Từ Tràng Cát đến bánh chưng vị Tết - Ảnh 4.

Tất bật cắt lá để kịp cho chuyến hàng ngày hôm sau, bà Thanh, ở thôn Tràng Cát vui vẻ cho biết, với hơn 2 sào lá dong, dự kiến năm nay cho thu hoạch hơn 30.000 lá. Ngày bình thường, một hộ dân thu hoạch khoảng 1.000 lá; vào dịp cao điểm phục vụ Tết, có hộ thu hoạch tới 5.000-6.000 lá/ngày. Từ đầu tháng Chạp trở đi, các hộ dân nơi đây phải huy động hết thành viên trong gia đình ra vườn thu hoạch lá mang ra chợ bán.

Từ Tràng Cát đến bánh chưng vị Tết - Ảnh 5.

Lá dong Tràng Cát là giống dong nếp, bầu lá tròn và dai, chất lượng lá ít nơi nào sánh kịp. Lá có màu xanh non, cuống dài. Khi gói bánh, lúc luộc chín bánh chưng có màu xanh lá tự nhiên, đẹp mắt và có vị thơm đặc trưng.

Từ Tràng Cát đến bánh chưng vị Tết - Ảnh 6.

Do đó, lá dong Tràng Cát thường bán cao hơn 10.000-20.000 đồng/bó so với lá dong rừng.

Từ Tràng Cát đến bánh chưng vị Tết - Ảnh 7.

"Cây dong xanh dễ trồng, một năm có khoảng 3 đến 5 lần cắt bán. Sau mỗi lần cắt chỉ cần biết cách chăm bón thì lại ra lứa lá tiếp. Mỗi sào, ước tính thu được khoảng 30 triệu đồng" - chị Phạm Thị Tâm chia sẻ.

Từ Tràng Cát đến bánh chưng vị Tết - Ảnh 8.

Lá dong được xem là “linh hồn” của thôn Tràng Cát.

Từ Tràng Cát đến bánh chưng vị Tết - Ảnh 9.

Người dân nơi đây luôn hy vọng, màu xanh của lá dong sẽ mãi mãi gắn bó với hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Từ Tràng Cát đến bánh chưng vị Tết - Ảnh 10.

Sau khi thu hoạch, lá dong phải rửa nước sạch sẽ rồi mới bó thành từng bó rồi vận chuyển đến cơ sở thu mua. "Hiện mức giá dao động từ 800 đồng – 1.000 đồng/lá, cuối tháng Chạp giá có thể đẩy lên 1.500 đồng – 1.700 đồng/lá”, chị Phạm Thị Tâm cho biết.

Từ Tràng Cát đến bánh chưng vị Tết - Ảnh 11.

Lá dong được vận chuyển đến cơ sở thu mua trên địa bàn TP Hà Nội và trên cả nước.

Từ Tràng Cát đến bánh chưng vị Tết - Ảnh 12.

Chợ Trần Quý Cáp (quận Đống Đa, Hà Nội) là chợ truyền thống chuyên bán lá dong lâu đời nhất Hà Nội. Tại đây, lá dong được bán quanh năm nhưng thời điểm nhộn nhịp nhất là dịp cận Tết Nguyên đán. Các cửa hàng bắt đầu mở bán từ 5h sáng đến tối muộn.

Từ Tràng Cát đến bánh chưng vị Tết - Ảnh 13.

Người dân Thủ đô đến chợ mua những chiếc lá dong to, đẹp, xanh mướt để gói bánh chưng đón Tết cổ truyền.

Từ Tràng Cát đến bánh chưng vị Tết - Ảnh 14.

Lá dong không chỉ là một sản phẩm đặc trưng mang phong vị Tết cổ truyền mà đang hiện hữu ngày càng nhiều trong đời sống thường nhật của mỗi gia đình...

Từ Tràng Cát đến bánh chưng vị Tết - Ảnh 15.

 

NỔI BẬT TRANG CHỦ