Nhà thơ Huy Cận là đại diện tiêu biểu cho các thi nhân Việt Nam trong phong trào Thơ Mới 1930-1945 và là cây đại thụ của nền thơ cách mạng Việt Nam. Ông cũng là nhà quản lý có nhiều đóng góp vào việc thúc đẩy phong trào sáng tác văn học nghệ thuật phát triển…
Nhà thơ Huy Cận là đại diện tiêu biểu cho các thi nhân Việt Nam trong phong trào Thơ Mới 1930-1945 và là cây đại thụ của nền thơ cách mạng Việt Nam. Ông cũng là nhà quản lý có nhiều đóng góp vào việc thúc đẩy phong trào sáng tác văn học nghệ thuật phát triển…
Sáng 7/2, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam và gia đình nhà thơ Huy Cận đã tổ chức lễ tưởng niệm 1 năm ngày mất nhà thơ Huy Cận.
Phát biểu tại lễ tưởng niệm, Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam-họa sĩ Vũ Giáng Hương nhấn mạnh nhà thơ-nhà văn hóa lớn Huy Cận sẽ luôn được nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế kính trọng. Ngọn “Lửa thiêng” Huy Cận sẽ sáng mãi trong thi đàn Việt Nam, cùng với những ngọn lửa của những nhà thơ, nhà văn tài năng.
Nhà thơ Huy Cận là đại diện tiêu biểu cho các thi nhân Việt Nam trong phong trào Thơ Mới 1930-1945 và là cây đại thụ của nền thơ cách mạng Việt Nam. Ông cũng là nhà quản lý có nhiều đóng góp vào việc thúc đẩy phong trào sáng tác văn học nghệ thuật phát triển.
Tham gia cách mạng từ những ngày trước Cách mạng thámg Tám, trong hơn 60 năm cầm bút, ông đã sáng tác nhiều bài thơ hay về cách mạng, kháng chiến, về cuộc sống mới.
Huy Cận có những tập thơ chính: Lửa thiêng (1940), Kinh Cầu tự (1942), Vũ trụ ca (1943), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Những năm sáu mươi (1968), Cô gái Mèo (1972), Chiến trường gần chiến trường xa (1973), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975), Ngôi nhà giữa nắng (1978).
Ông đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật.
(Theo VOV)