Nhiều dịch giả cho rằng, hiện nay, nhiều nhà văn Việt Nam đang sống trong một thế giới văn học cách xa thế giới của các nhà văn nước ngoài cả trăm năm! Nguyên nhân có phải chỉ là vấn đề bản quyền?
Nhiều dịch giả cho rằng, hiện nay, nhiều nhà văn Việt Nam đang sống trong một thế giới văn học cách xa thế giới của các nhà văn nước ngoài cả trăm năm! Nguyên nhân có phải chỉ là vấn đề bản quyền?
Những người có trong tay tuyển tập M.Kundera sẽ không khỏi buồn lòng, khi một tác giả nổi tiếng thế giới như vậy mà nhiều tác phẩm của ông được dịch sang tiếng Việt có cuốn bị lược bỏ chỉ còn khoảng 50% nguyên tác. Nhưng như nhiều người nói, có đã là may rồi còn hơn là không có thông tin gì về văn học thế giới.
Không nói đâu xa văn học trời tây, chỉ sang nước bạn láng giềng cũng đã thấy lạ lùng. Gần đây, những tác phẩm văn học Trung Quốc được dịch khá nhiều so với tỉ lệ văn học thế giới, nhưng những nhà thơ nổi tiếng nhất người Trung Hoa được cả thế giới biết đến, như Đa Đa, Dương Luyện, Cố Thành, Bắc Đảo vẫn chưa thấy được dịch.
Và còn một tên tuổi khác - Francois Cheng (tên dịch là Trình Bão Nhất) - nhà văn Trung Quốc đầu tiên lọt vào Viện Hàn lâm văn học Pháp, trở thành một trong 40 vị "bất tử" của viện, sáng tác bằng tiếng Pháp từ năm 20 tuổi, thì không mấy ai biết đến nếu không đọc được nguyên tác. Gần 1.000 năm nay thơ Trung Quốc ngoài cổ điển thì gần như không có người dịch. Còn ở tác phẩm Linh Sơn của Cao Hành Kiện, theo một số nhà văn hải ngoại, dù được dịch sang tiếng Việt, nhưng hai dịch giả mới chỉ chuyền tải được khoảng 50% tác phẩm!
Đặc biệt, việc cập nhật văn học Nga chững lại suốt 15 năm nay. Trong khi thời kỳ này ở nước Nga, văn học có nhiều thành tựu, thì ở nước ta vốn từng có đội ngũ dịch thuật văn học Nga vững vàng nhưng nay không dịch, có lẽ bởi ngại bạn đọc theo "thời thượng" không quan tâm?
Rào cản nữa là đối với các nhà xuất bản Việt
Nhưng đối với NXB Trẻ (TP.HCM), vấn đề lại khác. Theo ông Phạm Sĩ Sáu - Trưởng phòng khai thác đề tài và giao dịch bản quyền, cái khó của các NXB là phải có thương hiệu trên thị trường thế giới mới dễ giao dịch. NXB Trẻ không ngại việc thoả thuận tác quyền những tác phẩm văn học mới nhất, mà chỉ lo không chọn được dịch giả đáp ứng hai yêu cầu: dịch nhanh và dịch tốt. Dịch nhanh trong vòng 6-9 tháng mới không bị huỷ hợp đồng. Nhưng khó hơn cả là dịch tốt.
Dịch giả Nguyễn Tiến Văn - đã từng cùng 6 dịch giả hải ngoại dịch chùm sách về tư tưởng đương đại thế giới, mở đầu từ những kiến thức sơ đẳng và căn bản trong âm nhạc và hội họa đương đại. Ông nói: "Chúng tôi từng thử thương lượng với một số nhà văn hiện đại của thế giới 3 năm trước khi Công ước
(Theo Lao Động