• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Việt Nam bất ngờ “thăng hạng” mức độ cạnh tranh toàn cầu

Kinh tế 27/09/2017 13:00

(Tổ Quốc) - Trong BXH mức độ canh tranh toàn cầu mới công bố, Việt Nam đã có những bước nhảy hạng đáng kể và nhận được sự đánh giá cao.  

Tờ Nikkei Asian Review đưa tin, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố bảng xếp hạng (BXH) mức độ  cạnh tranh toàn cầu vào hôm nay (27/9). Theo BXH này, bức tranh kinh tế châu Á có nhiều nét chấm phá đáng chú ý, với sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam, Indonesia và sự thụt lùi của Nhật Bản, Ấn Độ.

Thứ hạng Việt Nam trong BXH mức độ cạnh tranh toàn cầu được cải thiện tích cực (ảnh: CNBC)

Báo cáo Mức độ cạnh tranh toàn cầu 2017 – 2018 xếp Indonesia ở thứ hạng 36, tăng 5 bậc so với năm ngoái. WEF đánh giá Indonesia có sự cải thiện ở 10/12 hạng mục như y tế - giáo dục và cơ sở vật chất… Indonesia cũng được ca ngợi là “một trong những quốc gia cải cách hàng đầu trong các nền kinh tế mới nổi.” Tuy nhiên, theo các chuyên gia WEF, Indonesia vẫn cần phải tăng cường tính hiệu quả của thị trường lao động. Những lý do chính khiến Indonesia chỉ giữ vị trí thứ 96 trong hạng mục này là: chi phí dư thừa quá nhiều, mức lương thiếu linh hoạt và tỷ lệ nữ giới tham gia lao động còn thấp.

Việt Nam giữ vị trí 55, tăng 5 bậc so với năm ngoái, và 20 bậc so với 5 năm trước.

WEF đánh giá Việt Nam có đã những tiến bộ đáng kể trong việc sẵn sàng tiếp nhận công nghệ và tính hiệu quả của thị trường lao động. Thương mại cũng là một yếu tố quan trọng giúp mức độ cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam tăng cao. Việt Nam hiện đứng hạng 7 về xếp hạng tỷ trọng nhập khẩu/GDP và hạng 11 về tỷ trọng xuất khẩu/GDP.

Các chuyên gia cũng cho rằng, việc Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP có thể khiến Việt Nam mất đi một số cơ hội thương mại trong tương lai, tuy nhiên, quốc gia Đông Nam Á vẫn được dự đoán sẽ phát triển mạnh “nhờ xuất khẩu”.

Những cái tên ấn tượng khác của châu Á trong BXH bao gồm Malaysia (hạng 23), Trung Quốc (27) và Thái Lan (32). Thứ hạng những nước này đều tăng một hoặc hai bậc. Philippines cũng tăng 1 bậc, giữ vị trí thứ 56.

Trong khi đó, tình hình kinh tế của Nhật Bản có vẻ như không được quá khả quan. Năm 2017 là năm thứ hai liên tiếp, đất nước mặt trời mọc bị tụt hạng - chỉ còn đứng vị trí thứ 9. Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới tiếp tục được đánh giá cao ở những hạng mục như cơ sở vật chất, y tế - giáo dục… nhưng nó lại gặp nhiều khó khăn với tỷ lệ nợ công khổng lồ.

Ấn Độ cũng bị giảm một bậc xuống vị trí 40.

(Theo Nikkei Asian Review)

 

Minh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ