• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Xã hội số và xã hội học

Giáo dục 23/12/2023 15:55

(Tổ Quốc) - Đây là chủ đề tọa đàm khoa học vừa được Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sáng nay (23/12) nhân kỷ niệm 25 năm thành lập Khoa Xã hội học (1998 - 2023) và Ngày Xã hội học Nam Bộ 2023.

Và đây cũng hoạt động thường niên được Hội Xã hội học Việt Nam cùng các đơn vị, cơ sở nghiên cứu, đào tạo Xã hội học tại khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên tổ chức nhằm hướng đến tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm cũng như hợp tác về nghiên cứu khoa học, những quan điểm học thuật về ngành hướng đến"Ngày Xã hội học Nam bộ".

Xã hội số và xã hội học - Ảnh 1.

Các chuyên gia, nhà khoa học, diễn giả thảo luận tại Tọa đàm khoa học

Theo đó, Xã hội số là mục tiêu của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2025 – 2030 với định hướng nhằm thay đổi mọi phương diện của tổ chức xã hội cho đến toàn thể người dân. Trên thực tế, để thực hiện được xã hội số cần phải có quá trình chuyển đổi số diễn ra trong mọi hoạt động. Mặc dù Chính phủ đã thông qua đề án chuyển đổi số trong phạm vi toàn quốc; tuy nhiên, cho đến nay quy trình triển khai vẫn chưa thực sự quyết liệt. Trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu nhu cầu số hóa các công tác đào tạo là nhiệm vụ thiết yếu và cấp bách. Hôm nay là dịp quý báu khi chúng ta cùng ngồi lại với nhau để chia sẻ hiểu biết và bàn về một chủ đề rất quan trọng "Xã hội số và Xã hội học".

Tọa đàm là diễn đàn khoa học hướng đến tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm cũng như hợp tác về nghiên cứu khoa học, chia sẻ những quan điểm học thuật về ngành với sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa, diễn giả đầu ngành xã hội học Việt Nam đến từ Hội Xã hội học Việt Nam, Viện Xã hội học - Tạp chí Xã hội học, Trung tâm Xã hội học - Viện Khoa học Xã hội Vùng Nam Bộ, Trung tâm nghiên cứu Dân số và Phát triển và các trường: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Văn Hiến, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Bình Dương , Trường Đại học Công đoàn.

Xã hội số và xã hội học - Ảnh 2.

GS.TS. Bùi Thế Cường chia sẻ tại Tọa đàm

Thông qua 5 tham luận "Số hóa xã hội nào?" của GS.TS Bùi Thế Cường, "Chương trình đào tạo Xã hội học: Điều chỉnh và thách thức để đáp ứng nhu cầu xã hội số" của PGS. TS Lê Thị Mai (Trường Đại học Tôn Đức Thắng), "Ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, xử lý dữ liệu về các vấn đề xã hội thời kỳ chuyển đổi số" của PGS. TS Hoàng Thị Nga (Trường Đại học Công đoàn), "Xã hội học trong thời đại số: Hiện trạng và triển vọng" của ThS. Lê Minh Tiến (Trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh) và "Bàn về nhóm lao động làm việc trong môi trường số hiện nay" của PGS. TS. Nguyễn Đức Chiện (Viện Xã hội học), cùng hàng chục ý kiến phát biểu tại Tọa đàm đã nhấn mạnh vai trò của công nghệ số trong xã hội học.

Đó là cách mạng 4.0 cũng đang tạo ra không ít những thách thức, những khó khăn cho công tác nghiên cứu và đào tạo Xã hội học trong thời gian tới. Vấn đề đặt ra cần được quan tâm là cần đổi mới như thế nào để bắt nhịp và hòa nhập tốt với những sự biến đổi xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Xã hội số và xã hội học - Ảnh 3.

Các chuyên gia, nhà khoa học, diễn giả chụp ảnh lưu niệm nhân Ngày Xã hội học Nam bộ

Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, xã hội loài người đã bước vào một kỷ nguyên hoàn toàn mới của xã hội số. Mọi người sử dụng rộng rãi các thiết bị kỹ thuật số như máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh và đồng hồ thông minh để truy cập thông tin, giao tiếp, tiêu dùng, giải trí và tham gia vào đời sống công cộng thông qua các ứng dụng. Công nghệ số không chỉ tái tạo lại diện mạo cơ bản của đời sống xã hội mà còn tạo ra những thay đổi căn bản về mặt xã hội. Trước những thay đổi xã hội do công nghệ số mang lại và những vấn đề mới trong xã hội số, cần phải tiến hành các nghiên cứu xã hội học chuyên sâu.

Trong bối cảnh này, xã hội học kỹ thuật số (Digital Sociology) đã xuất hiện. Sáu chủ đề nghiên cứu chính trong xã hội học kỹ thuật số đã được quan tâm là (1) kinh tế và sản xuất lao động, (2) chính trị và quyền lực kỹ thuật số, (3) quan hệ và tương tác xã hội, (4) cơ thể và bản thân, (5) bất bình đẳng xã hội và (6) đổi mới phương pháp luận.

PV

NỔI BẬT TRANG CHỦ