(Tổ Quốc) - Ban quản lý An toàn thực phẩm Đà Nẵng cho biết, theo nguyên tắc, việc để sán tồn tại trong cá cam để chế biết suất ăn là không đúng.
- 16.04.2019 Có quy trình đưa thực phẩm vào trường học nhưng sao vẫn tuồn thức ăn "bẩn" vào trường học?
- 28.03.2019 1.000 công nhân bỏ bữa vì thực phẩm "có mùi", chi cục An toàn thực phẩm vào cuộc
- 03.05.2017 Phạt tới 100 triệu đồng nếu sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi
- 08.04.2017 Không sử dụng kháng sinh trong thức ăn thủy sản
- 20.07.2010 Gần 1.000 công nhân ngộ độc thức ăn
Ngày 18/6, Ban quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Công ty TNHH An Thạnh (phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) để xác minh thông tin có sán trong suất ăn của công nhân.
Trước đó, ngày 15/6, trên mạng xã hội lan truyền thông tin công nhân làm việc tại Công ty TNHH Điện tử Việt Hoa có trụ sở tại KCN Hòa Khánh (quận Liên Chiểu) phát hiện có sán trong tô bún cá cam khi đang ăn. Thực phẩm này do Công ty TNHH An Thạnh cung cấp và công ty này cho biết vụ việc xảy ra vào bữa ăn ca 1 ngày 13/6. Qua kiểm tra 900 suất bún cá cam, công ty này phát hiện khoảng 10 lát cá có sán. Đơn vị này sau đó đã tạm ngưng phục vụ món bún cá cam, thay thế bằng món cơm và bún chả cá.
Sau khi biết thông tin, chiều 17/6, Ban quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng đã thành lập đoàn kiểm tra.
Công nhân phát hiện có sán trong tô bún cá cam khi đang ăn.
Theo đại diện Công ty An Thạnh, ngày 13/6, công ty cung ứng món bún cá cam cho Công ty TNHH Điện tử Việt Hoa (KCN Hòa Khánh). Qúa trình chia suất có 3 công nhân phản ánh trong lát cá có sán.
"Thức ăn được sơ chế, nấu chín tại công ty sau đó đưa sang Công ty Việt Hoa phục vụ. Qua kiểm tra 900 suất ăn chúng tôi phát hiện khoảng 10 suất có sán nằm trong phần thịt cá. Ngay sau đó, công ty đã tạm ngưng phục vụ món bún cá cam và chuyển sang món khác", đại diện Công ty An Thạnh nói và cho biết lô cá cam đơn vị này nhập từ một công ty ở Hải Phòng lấy nguồn cá ở Hàn Quốc và đã ăn hết nên không còn mẫu cho đoàn kiểm tra.
"Thời điểm phát hiện vụ việc là 10h30 sáng 13/6. Trong khi tổ kiểm tra đến công ty làm việc và yêu cầu có mẫu thì đã quá thời hạn nên công ty không thể đáp ứng được", ông Châu Quang Anh, Giám đốc Công ty An Thạnh cho biết.
Ông Châu Quang Anh, Giám đốc Công ty An Thạnh cho biết do mẫu thức ăn trên chỉ lưu được trong 24h nên không còn. Riêng lô cá cam đơn vị này nhập từ một công ty ở Hải Phòng lấy nguồn cá ở Hàn Quốc và đã ăn hết nên không còn mẫu cho đoàn kiểm tra.
Công ty TNHH Điện tử Việt Hoa có trụ sở tại KCN Hòa Khánh (quận Liên Chiểu).
Trong lúc đó, ông Nguyễn Tứ, Phó Ban quản lý ATTP Đà Nẵng cho hay, theo nguyên tắc, việc để sán tồn tại trong cá cam để chế biết suất ăn là không đúng. Trong trường hợp này Công ty An Thạnh phải lưu mẫu ở nhiệt độ âm để đưa đi kiểm tra ký sinh trùng.
Ông Tứ cho rằng, thực phẩm không còn lưu lại nên không thể lấy mẫu để kiểm định cá cam có bị sán hay không. Nếu có ký sinh trùng trong thức ăn nhưng được nấu chín thì không ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.
"Mẫu cá nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng đã nấu chín, nếu đúng tôi nghĩ rằng không ảnh hưởng đến sức khỏe, bởi vì tất cả thức ăn nấu chín thì ký sinh trùng đã bị tiêu diệt. Tuy nhiên về mặt quản lý an toàn thực phẩm không được phép tồn tại", ông Tứ nói.