(Tổ Quốc) - Những người làm trong ngành thể thao chắc chắn từng có nhiều lần chứng kiến cảnh một giải đấu thể thao phải bỏ tiền để được lên sóng trực tiếp. Bởi đó là những môn thể thao, dù là đỉnh cao, cũng không thu hút được nhiều sự quan tâm, nhiều người chú ý. Và kể cả bóng đá Việt Nam với các giải quốc nội, bản quyền truyền hình chưa bao giờ bán được tiền tươi...
- 30.07.2018 VTV lắc đầu, người hâm mộ Việt Nam thêm một lần thất vọng
- 09.08.2018 Bản quyền ASIAD 2018: Cuộc thương thảo vẫn chưa đến hồi kết
- 15.08.2018 Không có bản quyền ASIAD, cư dân mạng hò nhau tìm mọi cách xem U23 Việt Nam thi đấu
- 15.08.2018 Nhiều game show “sạn” và “nhảm” trên truyền hình nhưng bản quyền ASIAD 18 thì không
- 15.08.2018 VTV nhận “đủ gạch” vì không có bản quyền ASIAD 18
- 16.08.2018 Link xem U23 Việt Nam và U23 Nepal ở đâu?
Người dân phải xem “lậu” U.23 Việt Nam vì không có bản quyền ASIAD 18. Ảnh: Đ.Đ |
Các giải đấu muốn có được quảng cáo thì phải đẩy mạnh công tác truyền thông, đặc biệt việc tường thuật trực tiếp gần như là điều kiện tiên quyết. Chính vì thế mà các đài truyền hình luôn có quyền “kiêu” trước việc quyết định sóng. Hiếm có giải đấu thể thao nào “nóng” ở vấn đề bản quyền truyền hình, bởi tâm lý việc được lên sóng trực tiếp là tốt rồi chứ chưa nói đến việc bán sóng.
Ngay ở giải đấu chuyên nghiệp là V.League, dù xuất hiện nhiều ngôi sao của U.23 và ĐTQG thì cũng chỉ được định giá bằng hình thức đổi quảng cáo cho các đài truyền hình. Đã có một thời, bản quyền truyền hình V.League được một nhà đài định giá 6 tỉ/mùa, ký trong 20 năm và có luỹ tiến. Thế nhưng khi bầu Kiên đã cầm cờ và tạo ra một cuộc công kích lớn chưa tùng có trong lịch sử bóng đá Việt Nam khiến cho hợp đồng giữa VFF và đơn vị truyền hình mua bản quyền đổ bể.
Bầu Kiên đã tập hợp các doanh nghiệp thành Hội đồng bảo trợ bóng đá Việt Nam, góp vốn giúp VFF kiểm về 50 tỉ/ mùa, thay vào đó quyền lợi các doanh nghiệp nhận lại và việc đổi quảng cáo ở trước và giữa trận đấu. Sau này khi bầu Kiên rơi vào lao lý, dự án này thất bại và V.League vẫn trở lại điểm xuất phát điểm là… “vô giá”.
Quay lại câu chuyện bản quyền truyền hình ASIAD 18. Đại hội Thể thao này không chỉ có bóng đá mà còn nhiều môn khác. Đây là câu chuyện khiến các nhà đài cân nhắc khi tính đến việc kinh doanh sẽ lỗ hay lãi. Bởi thực tế, các nhà đài luôn trong tâm thế được trả tiền hoặc quyền lợi để phát sóng các môn thể thao thành tích cao chứ đâu có chuyện đi mua và mua với giá cao. Thế nhưng chính các môn thể thao khác như bắn súng, bơi, wushu mới có tiềm năng lấy huy chương chứ không phải bóng đá.
Uỷ ban Olympic Châu Á (OCA) hồi đầu năm 2018 đã chào mời, tạo điều kiện cho tất cả cơ quan truyền thông ở Việt Nam đấu giá sòng phẳng bản quyền truyền hình ASIAD 18. Thế nhưng đã không đơn vị truyền hình nào tại Việt Nam có ý định mua và rồi bản quyền ASIAD 18 thuộc về KJSM với con số được cho rằng chỉ vào khoảng trên dưới 10 tỉ đồng. Và khi KJSM đã nắm bắt quá tốt hiệu ứng U.23 Việt Nam để đẩy giá bản quyền lên cao, các nhà đài tại Việt Nam buộc phải chào thua.
Câu hỏi được đặt ra: Các nhà đài và kể nhà đầu tư từng sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền cho World Cup, Ngoại hạng Anh, Serie A, Champions League... sao lại “không thể” bỏ tiền để mang về giải đấu mà lẽ ra họ cần ưu tiên nhất để phục vụ người dân? Không lẽ, câu trả lời nằm ở việc giá trị của thể thao Việt Nam xưa nay vẫn chưa được coi trọng ở khía cạnh kiếm tiền hoặc danh tiếng cho nhà đài?
Có thể, các nhà đài đã dựa trên một phân tích: U.23 Việt Nam sau giải U.23 Châu Á sẽ khó có thể làm nên chuyện ở ASIAD 18 và tạo ra thêm một cơn sốt. Nhưng có lẽ, họ đã nhầm đến thời điểm hiện tại. Và kết quả là bây giờ, những website phát lậu ASIAD 18, trong đó có “truyền hình... xôi lạc” là lựa chọn “cứu cánh” của khán giả.