(Tổ Quốc) - Tại cuộc họp giao ban trực tuyến về tình hình dịch bệnh Covid-19, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ ra 3 nguy cơ lây nhiễm trong thời gian tới.
- 16.04.2020 Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân: Tiếp tục giám sát việc thực hiện quy định về cách ly xã hội, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
- 15.04.2020 Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân thăm và làm việc các đơn vị tích cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19
- 14.04.2020 Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân: Phải ngăn ngừa các nguy cơ lây nhiễm
- 09.04.2020 Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân: Nếu doanh nghiệp nào không đảm bảo an toàn về phòng chống dịch Covid-19 thì nghiên cứu tạm dừng hoạt động
- 27.03.2020 Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đề nghị người dân khi ra đường phải đeo khẩu trang, ai không đeo sẽ bị chế tài
Chiều tối 24/4, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 TP.HCM tổ chức họp giao ban trực tuyến về tình hình dịch bệnh diễn ra trên địa bàn. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân chủ trì tại điểm cầu Thành ủy TP.HCM.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM như sau: Tổng số trường hợp mắc Covid-19 là 54 ca đã được Bộ Y tế công bố (35 ca nhập cảnh chiếm tỷ lệ 64,8%, 19 ca lây nhiễm thứ phát chiếm tỷ lệ 35,2%); 53 ca đã xuất viện; 01 ca nặng đang tiếp tục điều trị (BN91).
Tình trạng BN 91 ổn định, không sốt, mạch và huyết áp ổn định. Kết quả xét nghiệm PCR ngày 23 tháng 4 âm tính. X-quang và siêu âm phổi diễn tiến xấu hơn, bệnh nhân tiếp tục thở máy và can thiệp ECMO. Tiên lượng còn nặng.
Xét nghiệm sàng lọc giám sát công nhân lưu trú trong các khu công nghiệp, khu chế xuất: đến ngày 23/4 đã thực hiện xét nghiệm cho 6.281 công nhân, kết quả xét nghiệm âm tính (đã kết thúc việc lấy mẫu ngày 22/4).
Tổ chức xét nghiệm Covid-19: Tổng số lượng xét nghiệm đã thực hiện cho tất cả các nhóm đối tượng là 54.408 (đến 6 giờ 30 ngày 24/4).
Từ ngày 20/3 đến ngày 24/4: Ủy ban MTTQVN TP.HCM đã tiếp nhận tổng cộng số tiền, hàng là hơn 165 tỷ 901 triệu đồng của 6.597 đơn vị, cá nhân ủng hộ, trong đó: Ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 là 144 tỷ 866 triệu đồng (tiền mặt: 122 tỷ 780 triệu đồng và hàng hóa trị giá 22 tỷ 086 triệu đồng), ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do hạn hán xâm nhập mặn gây ra là hơn 21 tỷ 035 triệu đồng.
Phát biểu tại chỉ đạo tại buổi giao ban, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những kết quả bước đầu đáng trân trọng trong phòng chống dịch Covid-19; kịp thời công bố các Bộ tiêu chí đánh giá an toàn đối với các ngành; tầm soát dịch bệnh trong công nhân và cộng đồng người nước ngoài tại thành phố…Tuy nhiên, để giữ thành quả đạt được, ông khuyến cáo phải cảnh giác cao độ, không chủ quan, nhất là trước nguy cơ lây nhiễm trong giai đoạn mới.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nêu ra một số bài học Thành phố tiếp tục vận dụng trong thời gian tới: Thứ nhất là coi trọng công tác phòng bệnh với nhiều giải pháp kịp thời như: cho học sinh nghỉ học, yêu cầu đeo khẩu trang... Dựa trên quy luật sinh học, thành phố hạn chế tốt việc lây nhiễm bệnh từ người này sang người khác bằng cách phát hiện kịp thời người mắc bệnh, khoanh vùng, cách ly những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm; Hạn chế tụ tập đông người, cắt đứt sự lây lan.
Thứ hai: Trong chữa trị bệnh đã phát huy sức mạnh tổng hợp, thu hút y bác sĩ giỏi không chỉ ở thành phố mà cả các địa phương trên cả nước và trung ương bằng cách hội chẩn từ xa, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thành phố.
Thứ ba: Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Y tế chuẩn bị nội dung và phát hành tờ rời để gửi tới từng hộ dân, doanh nghiệp để truyền thông phù hợp trong giai đoạn thứ 3 của công cuộc chống dịch này.
Thứ tư: Công tác chỉ đạo của thành phố về dịch bệnh kịp thời, bám sát thực tiễn để có các giải pháp hiệu quả. Đây là nỗ lực lớn của Thường trực UBND mà sắp tới cần tiếp tục vận dụng tốt.
Đồng thời, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ ra 3 nguy cơ lây nhiễm trong thời gian tới. Đó là: 1. Những người chữa khỏi có thể bị dương tính trở lại. Vì vậy ngành y tế vẫn phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe các bệnh nhân sau khi được chữa khỏi.
2. Những người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục về trong thời gian tới. Thành phố cần có phương án để cách ly xét nghiệm sàng lọc ngay khi xuống sân bay. Để làm tốt việc này, bên cạnh số lượng chỗ cách ly hiện nay đã có cần chuẩn bị dự phòng thêm 2.000 chỗ để đề phòng các tình huống xảy ra.
3. Thời gian tới, khi các đường bay quốc tế được mở trở lại, lượng người nước ngoài vào Việt Nam làm ăn, du lịch sẽ tăng lên. Ngành y tế cần chủ động để kiểm soát dịch bệnh từ những đối tượng này.
Người đứng đầu Thảnh ủy TP.HCM cũng đề nghị Thành phố cần thực hiện tốt 3 phương châm trong thời gian tới, đó là: Ngăn chặn, phát hiện kịp thời, triệt để nguồn lây từ nước ngoài vào; Các ly kịp thời, triệt để lây nhiễm trong nước, trong TP; Mỗi người dân tự phòng dịch cho mình, cho cơ quan tổ chức của mình, cho cộng đồng dân cư.