• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Biên soạn mục từ Bách khoa toàn thư ngành TDTT

Thể thao 19/11/2017 13:08

(Tổ Quốc) - Mới đây, Hội Khoa học TDTT Việt Nam đã phối hợp với Viện khoa học TDTT đã tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu, xây dựng cấu trúc vĩ mô, biên soạn mục từ Bách khoa toàn thu chuyên ngành TDTT Việt Nam”.

Theo GS.TS Lê Quý Phượng – Chủ tịch Hội khoa học TDTT Việt Nam cho biết: 'Việc thực hiện biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập hội đồng biên soạn. Trong đó Quyết định số 2483/QĐ-BCNĐA đã phê duyệt nhân sự Ban biên soạn chuyên nghành Du lịch, TDTT, Ẩm thực, Trang phục (Quyển 35). Trong đó Ban biên soạn ngành TDTT có 4 thành viên chính: GS.TS Lê Quý Phượng; GS.TS Lê Văn Lẫm; GS.TS Dương Nghiệp Chí và TS Nguyễn Hoàng Minh Thuận".

Ảnh minh họa Internet

Được biết, tính đến thời điểm hiện tại, về công tác tổ chức cơ bản đã hoàn thành. Trong năm 2017, tất cả các ban đề thực hiện nhiệm vụ xây dựng đề cương quyển chuyên ngành. Nội dung quan trọng nhất của đề cương là cấu trúc vĩ mô – xây dựng Bảng mục từ của quyển chuyên ngành do các nhà khoa học chuyên ngành xác lập.

Hội thảo đã nghe các tham luận của các nhà khoa học như GS.TS Nguyễn Văn Đính – Trưởng ban biên soạn quyển 35 về “Bàn về việc biên soạn Bách khoa toàn thư cuốn 35: Ấm thực, Du lịch, TDTT và Trang phục"; GS.TS Huỳnh Trọng Khải với bài tham luận “Bách khoa toàn thư chuyên ngành TDTT Việt Nam – việc làm cấp thiết của các nhà khoa học TDTT”; TS Nguyễn Hoàng Minh Thuận với bài tham luận “Bảng mục từ biên soạn Bách khoa thư ngành TDTT”; TS Nguyễn Huy Bỉnh với bản tham luận: “Các khái niệm cơ bản phục vụ biên soạn Bách khoa toàn thư quyển 35 – Du lịch, TDTT, Ẩm thực, Trang phục”.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Đính, cuốn Bách khoa toàn thư 35 phải phán ảnh được trí tuệ Việt Nam và có những giải thích rõ ràng với người đọc, có sự hiểu biết cơ bản, có sự hình dung và thấy được một bức tranh tổng quát và tương đối đầy đủ về ngành TDTT từ xưa đến này, từ lịch sử hình thành, hiện trạng và xu hướng phát triển cũng như đặc điểm riêng.

Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến phản hồi trong phần thảo luận của các nhà khoa học về việc xây dựng đề cương, cấu trúc vĩ mô của tổng thể bộ sách và đặc biệt là tập hợp mục từ. Theo đó, có khoảng 500 mục từ với yêu cầu chính xác, toàn diện, cập nhật, hiện đại, chuẩn mực, dân tộc, quốc tế và cần yếu.

Theo GS.TS Lê Quý Phượng thì qua những tham luận về các vấn đề liên quan từ các ý kiến phát biểu, góp ý tại Hội thảo, từ đó Ban biên soạn sẽ có cơ sở khoa học để xây dựng được Bảng mục từ chuyên ngành TDTT.

Đăng Huy

NỔI BẬT TRANG CHỦ