(Tổ Quốc) -Chiều 19/01, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo đã diễn ra buổi họp báo thông tin về dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
- 02.11.2017 Đề xuất lùi thời gian áp dụng chương trình giáo dục và sách giáo khoa mới
- 03.11.2017 Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại với cách mạng Việt Nam
- 06.11.2017 Dịch giả Thúy Toàn tái ngộ độc giả qua thơ Pushkin
- 11.11.2017 Chuyến du hành xuyên thời gian từ thời voi Ma mút đến thời Facebook
- 16.11.2017 Người thầy giáo mang cổ tích dân tộc Chăm đến với độc giả
- 07.12.2017 Bỏ tác phẩm Chí Phèo khỏi sách giáo khoa là phủ nhận lịch sử và giá trị văn học
Phát biểu tại buổi họp báo, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình SGK mới cho biết, chương trình sách giáo khoa mới xuất phát từ mục tiêu phát triển năng lực của người học, các chương trình (CT) đều xác định năng lực đặc thù mà môn học có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh.
Chương trình giáo dục mới đáp ứng đủ 4 yếu tố quan trọng (Ảnh: SGGP) |
Nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục của chương trình mới được dựa trên 4 yếu tố gồm: Những mức độ cần đạt được về năng lực sau mỗi nội dung giai đoạn giáo dục; Vì năng lực là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có với quá trình rèn luyện, học tập nên các chương trình đều đáp ứng yêu cầu phân hóa ở những mức độ khác nhau để phát triển tiềm năng cùa mỗi học sinh; Vì năng lực là sự huy động tổng hợp nhiều nguồn lực để đạt được thành công trong hoạt động nên các chương trình đều thể hiện tính tích hợp ở những mức độ khác nhau, mức cao nhất là tạo thành môn học mới và vì năng lực chỉ được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và được đánh giá bằng hiệu quả hoạt động nên các chương trình đều áp dụng phương pháp đưa học sinh vào hoạt động trong dạy học.
Theo ông Nguyễn Minh Thuyết, trong thời gian tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành theo trình tự 7 bước tiến đến triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới gồm:
Tiếp thu ý kiến nhân dân, hoàn thiện các chương trình ->Thẩm định và ban hành chương trình -> Tập huấn cho các đối tượng khác nhau về chương trình: giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở, người biên soạn, thẩm định SGK. Nhiều tổ chức cá nhân sẽ tham gia biên tập SGK -> Biên soạn sách giáo khoa thực nghiệm theo lộ trình quy định tại Nghị quyết 51/2017QH 14 của Quốc hội -> Thẩm định phê duyệt SGK -> Tập huấn cho các cán bộ về SGK -> Triển khai CT mới theo lộ trình
Phát biểu tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, chương trình SGK mới là một sản phẩm được nghiên cứu từ rất lâu, đã tiếp thu nhiều góp ý của các nhà chuyên môn.
“Chương trình mới sẽ nhằm mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông kết hợp dạy chữ dạy người và định hướng nghề nghiệp nhằm góp phần chuyển biến từ xã hội nặng về truyền thụ kiến thức sang phương pháp dạy học tốt hơn”- Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định.
Đăng Huy