• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bộ trưởng Kế hoạch- Đầu tư đáp ứng được 70% yêu cầu các đại biểu đặt ra

Thời sự 15/06/2017 11:00

(Tổ Quốc) - Sáng nay (15/6), Quốc hội tiến hành phiên chất vấn cuối cùng đối với Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nhận trách nhiệm về việc chậm giao vốn đầu tư công cho các địa phương.

Đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội). Ảnh: Nam Nguyễn

Trao đổi với chúng tôi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) cho biết, việc giao vốn đầu tư công phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên các đại biểu rất chia sẻ với Bộ trưởng. Đây là năm đâu tiên thực Luật đầu tư công với quy trình phân bố chặt chẽ hơn và cũng là năm đầu tiên việc giao vốn đầu tư công cho các địa phương bị chậm như vậy. Do vậy có ý kiến đưa ra rằng Luật về đầu tư công đang đặt ra gánh nặng cho các địa phương.

Đại biểu Chiến cho rằng, Luật đầu tư công đã quy định cụ thể về việc giao vốn hằng năm cũng như là 5 năm. Các quy định của pháp luật là rất cụ thể, vấn đề là thực hiện như thế nào. Bộ cũng đã triển khai nhưng có những lúng túng. Hy vọng thời gian tới sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan để thực hiện đúng theo quy định và kịp tiến độ.

Về khẳng định của Bộ trưởng là không hề có chuyện xin cho trong việc phân bổ vốn, theo Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.Hồ Chí Minh),  nhu cầu đầu tư từ ngân sách nhà nước của các tỉnh thành hiện nay rất lớn. Nhưng nợ công hiện nay đã sát trần nên việc đầu tư là có giới hạn.

Dù Quốc hội đã thông qua kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm (2016 - 2020)  cũng như kế hoạch đầu tư công. Tuy nhiên, thực tế các địa phương vẫn tiếp tục xin nhưng Chính phủ không thể đồng ý bởi đã có Nghị quyết của Quốc hội. Đây chính là giải pháp của Quốc hội, Chính phủ nhằm đảm bảo an toàn nợ công của quốc gia.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.Hồ Chí Minh). Ảnh: Nam Nguyễn

Trước việc đầu tư công dàn trải và kéo dài trong nhiều năm, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật đầu tư công áp dụng từ năm 2015, tuy nhiên qua thực tế triển khai đã phát sinh những vướng mắc dẫn đến cần có cơ chế tháo gỡ.

Theo Luật đầu tư công, có những dự án phải thông qua Quốc hội, có những dự án phải thành lập hội đồng thẩm định và lấy ý kiến từ Chính phủ. Chính vì vậy, quá trình triển khai sẽ chậm. Mà một dự án triển khai chậm sẽ dẫn đến quy hoạch, chi phí đầu tư công sẽ vượt mức dự toán ban đầu.

Theo đại biểu Ngân, lĩnh vực Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư quản lý rất rộng nên các câu hỏi đặt ra rất khó. Tuy nhiên, thời gian trả lời chất vấn có giới hạn nên Bộ trưởng cũng chỉ đáp ứng được 70% yêu cầu mà các đại biểu đặt ra.

 


Thế Công

NỔI BẬT TRANG CHỦ