(Tổ Quốc) - Chiều 7/11, tiếp tục phần trả lời chất vấn sáng nay của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, ông đã không dưới hai lần nhận lỗi trước Thủ tướng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự phiên chất vấn đã gật đầu đồng ý với ý kiến của Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân.
- 07.11.2019 [Clip] Chất vấn Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: Tinh giản biên chế liệu có làm giảm những người "tinh"?
- 07.11.2019 Chất vấn Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: 5 năm chưa giảm được viên chức nào
- 07.11.2019 Một quyết định hai mấy năm không sửa gây rườm rà về thủ tục, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân xin nhận trách nhiệm
- 07.11.2019 Chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân: Cử tri "kêu" văn bằng, chứng chỉ không khác gì "giấy phép con"
Theo đó, nói về chính sách với cán bộ người dân tộc, Bộ trưởng nói, đây là lần thứ 2, ông thay mặt lãnh đạo Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm trước Thủ tướng.
Đại biểu Hà Thị Lan nêu chất vấn về đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, gần 4 năm Bộ Nội vụ chưa có văn bản, thông tư hướng dẫn?.
Bộ trưởng nêu, chính sách đối với cán bộ người dân tộc từ tháng 3/2016, Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ. Hiện Bộ còn 4/8 nhiệm vụ chưa hoàn thành.
"Tôi sẽ làm bản tự kiểm gửi Thủ tướng vào tháng 12 năm nay để nhận trách nhiệm về vấn đề này. Đây là thiếu sót của Bộ Nội vụ, trong đó có trách nhiệm của Bộ trưởng. Hiện chưa đề án xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc chưa có"- Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhận lỗi.
Trong buổi sáng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, trong quá trình đào tạo cán bộ người dân tộc, cần lưu ý những điểm: nếu cán bộ làm việc với người dân tộc nào mà biết tiếng dân tộc đó thì có thể không cần chứng chỉ ngoại ngữ. Tại phần trả lời buổi chiều, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, sẽ xem xét miễn thi tin học, ngoại ngữ với người dân tộc.
"Cán bộ người Kinh biết tiếng dân tộc và người dân tộc biết tiếng Kinh đều được miễn thi ngoại ngữ khi công tác tại vùng dân tộc thiểu số"- Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nêu.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng, hầu hết tại các tỉnh đều đảm bảo được tỷ lệ người dân tộc trong cơ cấu công chức, viên chức ở cấp tỉnh thậm chí có những tỉnh đạt tỷ lệ cao như Bắc Giang tới 80%. Nhưng các Bộ, ngành thì khác.
Do vậy, ông gợi ý, tỷ lệ cán bộ công chức người dân tộc phải cân đối lại giữa bộ, ngành với các địa phương./.