(Tổ Quốc) - Sáng 19/11, tại Hà Nội, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (1971-2021) và kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).
- 15.09.2020 Nỗ lực nghiên cứu, tiếp tục khẳng định thương hiệu Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam
- 18.12.2019 Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tiếp nhận tài trợ 20 tỷ đầu tư và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc
- 26.01.2018 Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam: Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2017
- 02.09.2017 Nhà nước đặt hàng đào tạo 300 sinh viên văn hóa nghệ thuật đặc thù
- 02.09.2017 Nhà nước đặt hàng đào tạo 300 sinh viên văn hóa nghệ thuật đặc thù
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã tới dự, chia vui và chúc mừng tập thể đội ngũ các nhà khoa học của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia VIệt Nam được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa ngày 1/4/1971 là đơn vị sự nghiệp khoa học, trực thuộc Bộ VHTTDL, có chức năng nghiên cứu, triển khai hoạt động khoa học và đào tạo sau đại học về văn hóa nghệ thuật. Qua 6 lần đổi tên, theo quyết định số 2997/QĐ-BVHTTDL ngày 3/9/2013, Viện đổi tên thành Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Viện VHNT quốc gia Việt Nam). Hiện nay, Viện được xếp vào danh mục 41 Viện quốc gia đầu ngành của Việt Nam theo Quyết định 782/QĐ-TTg ngày 24/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong 50 năm xây dựng và phát triển, Viện VHNT quốc gia Việt Nam luôn phấn đấu là cơ quan nghiên cứu đầu ngành về văn hóa nghệ thuật, là đơn vị có nhiều đóng góp tích cực trong tư vấn chiến lược, chính sách phát triển văn hóa, nghệ thuật nước nhà.
Lực lượng các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu mà Viện thu hút và tập hợp trong suốt 50 năm qua là minh chứng sống động cho chặng đường lao động cống hiến của Viện. Đến nay, gần 100 cán bộ, nghiên cứu viên, người lao động của Viện đang kế thừa bước đi và tâm huyết của những người đi trước, thể hiện qua khối lượng công việc đồ sộ đã và đang được hoàn thành, có tác động trực tiếp tới sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam.
Chặng đường phía trước với Viện là một chặng đường dài đồng hành cùng đất nước, với nhiệm vụ quan trọng trên một mặt trận đặc biệt- mặt trận văn hóa. Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam xác định rõ sẽ tiếp tục khẳng định vị thế là đơn vị nghiên cứu hàng đầu về chiến lược, chính sách phát triển văn hóa nghệ thuật quốc gia; là đối tác tin cậy của các tổ chức khoa học, các trường đại học trong nước và quốc tế; ngày càng có nhiều đóng góp cho sự phát triển văn hóa của các cộng đồng, địa phương.
Viện đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác. Năm 2021, Viện được Chính phủ tặng Cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2020.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng biểu dương và chúc mừng những thành tựu đã đạt được của tập thể cán bộ, lãnh đạo, nhà khoa học, nhà nghiên cứu của Viện trong suốt 50 năm qua. Bộ trưởng cho biết, hiện nay, đất nước ta đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do tác động của đại dịch COVID-19. Đảng, Chính phủ, Quốc hội đã có nhiều quyết sách để tập trung ứng phó dịch bệnh, trong đó, chúng ta đã bắt đầu thực hiện chủ trương thích ứng an toàn với dịch bệnh một cách có hiệu quả để đưa đất nước về trạng thái bình thường mới nhằm phục hồi kinh tế- xã hội.
Theo đó, ngành văn hóa, thể thao và du lịch cũng nỗ lực để bắt kịp với những chủ trương của Đảng và Nhà nước trong tổ chức các hoạt động, trong lãnh đạo, quản lý về văn hóa. Xác định năm 2021 là năm xây dựng thể chế chính sách, chúng ta đã từng bước hoàn thành được những khối lượng công việc lớn mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Bộ trưởng cho rằng, ngành khoa học xã hội và nhân văn, trong đó khoa học về văn hóa và nghệ thuật đã được Đảng, Nhà nước quan tâm rất sớm. Từ đó, năm 1971, Đảng và Nhà nước đã đồng ý để Bộ VH thành lập Viện VHNT quốc gia ngày này.
"Nhìn lại 50 năm qua, trong quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành, chúng ta đã đạt được nhiều kỳ tích. Chúng ta đã trải qua những gian khổ ban đầu, từ sơ khai đến quá trình hình thành phát triển các chuyên ngành, từ những vấn đề cơ sở vật chất khó khăn, từ đội ngũ nghiên cứu còn mỏng, nhưng vượt lên tất cả, chúng ta vẫn tâm huyết với nghề nghiệp, đam mê nghiên cứu và cùng với đó là khát vọng cống hiến cho nền văn hóa, nghệ thuật của nước nhà"- Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhận định.
Chia vui với tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của Viện, Bộ trưởng cho rằng, 50 năm qua, Viện đã đạt nhiều thành tựu.
Trong đó, đầu tiên là việc tập trung cho nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng. Các nghiên cứu khoa học đã góp phần tham mưu cho lãnh đạo bộ tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các chủ trương, chính sách về lĩnh vực văn hóa. Trong đó, đáng chú ý là, những luận cứ khoa học trong nghiên cứu đã phục vụ cho Đảng ta trong việc ban hành những Nghị quyết, chuyên đề về văn hóa, như Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết 33-NQ/TW Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; các chiến lược về Văn hóa mà Đảng, Nhà nước ta đã ban hành. Chưa kể, với khối lượng đồ sộ 50 đề án cấp Chính phủ, cấp Bộ, đã giúp toàn ngành chúng ta thực hiện công tác quản lý nhà nước, triển khai nhiệm vụ về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đúng hướng. Và dựa trên những luận cứ này để phát triển một cách bền vững.
Thứ hai là thực hiện tốt chức năng đào tạo. Viện đã đào tạo ra các chuyên gia, nhà quản lý giỏi, nhà khoa học của tương lai. Hiện nay, Chính phủ cho phép Viện mở nhóm ngành đào tạo tiến sĩ với 5 chuyên ngành: văn hóa học, quản lý văn hóa, văn hóa dân gian, lý luận lịch sử sân khấu, lý luận lịch sử mỹ thuật.
Bộ trưởng cho rằng, trong quản lý văn hóa, Viện đã góp phần cùng với ngành chuyển từ tư duy làm văn hóa sang quản lý văn hóa. Gần 400 tiến sĩ được đào tạo qua các thời kỳ, giúp cho chúng ta có được đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa ngày càng có trình độ, có những nhà khoa học chuyên ngành đủ trình độ đáp ứng trong quá trình phát triển. Trong quá trình đào tạo, chính những nhà khoa học tự đào tạo lại mình, bổ sung kiến thức cho mình, để hoàn thiện hơn, xứng đáng hơn là những người thầy trên học viện. Nhiều thầy giáo của Viện, nhà khoa học của Viện đã được vinh danh và đang đóng góp rất tích cực trên các phương diện khác nhau. Đó là minh chứng cho thành công của Viện trong suốt chặng đường 50 năm.
Thứ ba, Viện VHNT quốc gia Việt Nam đã tự tin vươn ra biển lớn trong hành trình hội nhập và phát triển. Trước các nền văn hóa lớn của các quốc gia, trong quá trình tiếp biến văn hóa, chúng ta chủ động giao lưu, phối hợp và tự tin trong hoạt động khoa học. Chính nhờ sự tự tin này, chúng ta đã tìm được những tiếng nói chung, sự đồng thuận của các nhà khoa học trên thế giới và chúng ta đã gặt hái được những thành công trong quá trình tìm kiếm những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại để có thể nghiên cứu, ứng dụng, vận dụng tham mưu để triển khai. Vẫn giữ được nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nhưng đồng thời chúng ta cũng kế thừa những tinh hoa văn hóa nhân loại.
Thứ tư, chúng ta tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, quản lý, các nhà khoa học ngày càng đông đảo, xây dựng đội ngũ những người làm việc ở Viện đoàn kết, các phong trào của Viện được duy trì. Sức mạnh của khối đại đoàn kết, đoàn kết của các nhà khoa học, đoàn kết của các hội đồng nghiên cứu, đoàn kết trong lãnh đạo Viện đã góp phần cho Viện đi đến những thành công.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, cần nhìn lại để tiến xa hơn bởi trong quá trình phát triển không tránh khỏi những thiếu sót, khó khăn, hạn chế. Bộ trưởng yêu cầu, tập thể lãnh đạo, các thế hệ đảng viên, nhà khoa học, những người nghiên cứu, các học viên của Viện cầu thị, vượt khó khăn, tập trung nỗ lực xây dựng Viện, giữ được thương hiệu.
Bộ trưởng cho rằng, tập thể lãnh đạo, nhà khoa học, cán bộ, nhân viên của Viện cần cố gắng, nỗ lực hơn nữa giữ cho được vị trí "kiến trúc sư trưởng" về phát triển văn hóa. Viện là nơi nghiên cứu, tham mưu hoạch định chính sách, giúp Bộ quản lý Nhà nước bằng luận cứ khoa học. "Phải làm tốt hơn nữa và giữ được vị trí "kiến trúc sư trưởng". Muốn vậy, phải quán triệt Nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp, tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa nghệ thuật, và đặc biệt là tập trung để thực hiện bằng được nội dung mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra đó là khơi dậy khát vọng phát triển đất nước Việt Nam hùng cường. Nội hàm của khát vọng chính là chiều sâu của văn hóa. Tôi mong, các nhà khoa học phải cùng với Lãnh đạo Bộ tìm hiểu thêm những luận điểm này, làm rõ hơn những nội hàm của nó, để chúng ta tập trung nghiên cứu với tư cách là kiến trúc sư trưởng"- Bộ trưởng nhấn mạnh.
Thứ hai, Viện cần tập trung để giữ vững 5 chuyên ngành đào tạo và đào tạo đi vào thực chất, tiếp tục đề xuất để có thêm những chuyên ngành khác đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay. Phải nghiên cứu, đào tạo, những con người có trình độ, năng lực thực tiễn, trình độ đào tạo và bằng cấp phải tương xứng với nhau.
Thứ ba, trong nghiên cứu, tập trung có trọng tâm trọng điểm. Chọn việc có tính toàn diện nhưng đồng thời hướng vào những ngành mà đất nước và ngành đang cần. Các đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng, thực tiễn, tránh tình trạng các đề tài nghiên cứu xong, sau khi nghiệm thu lại cất vào tủ.
Theo Bộ trưởng, phải có tư duy tiếp cận mới, đặt vấn đề nghiên cứu trong khoa học ứng dụng vốn đã khó, đặc biệt là lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa càng phải dành nhiều thời gian hơn. Viện phải hướng vào nghiên cứu để xây dựng được hệ sinh thái văn hóa và khu trú lại ở một số lĩnh vực. Cùng với đó, tập trung xây dựng bộ chỉ số về văn hóa trong sự phát triển. Đây là nhiệm vụ quan trọng, Bộ trưởng đặt hàng Viện và giao Vụ KHCN phối hợp thực hiện nhiệm vụ này để triển khai hiệu quả.
Cuối cùng, Bộ trưởng cho rằng, Viện cần làm tốt hơn nữa vai trò quy tụ, đoàn kết, kết nối giữa các nhà khoa học, các thế hệ nghiên cứu để có sự kế thừa, chuyển giao.
Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng sâu sắc, với bề dày truyền thống, với đội ngũ cán bộ hiện tại và tương lai, Viện VHNT quốc gia Việt Nam sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.