(Tổ Quốc) - Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể lý giải về việc chuyển từ “thu phí” sang “thu giá” BOT khiến dư luận xôn xao.
- 05.12.2017 Tài xế trả tiền lẻ, thắc mắc không đi qua hầm vẫn phải trả phí BOT Phước Tượng – Phú Gia
- 12.12.2017 Cử tri Đà Nẵng yêu cầu chuyển các trạm thu phí BOT đặt sai chỗ
- 17.01.2018 Tài xế tiếp tục phản ứng tại trạm BOT Phước Tượng- Phú Gia
- 03.03.2018 “Cuối năm nay, trạm thu phí BOT nào mà không thu phí tự động là dừng hoạt động”
Chiều 22/5, bên hàng lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã có cuộc trao đổi nhanh với báo chí về việc đổi tên trạm thu phí BOT thành trạm thu giá BOT.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết trên báo Tiền phong, khái niệm “thu phí” mang tính chất nhà nước, còn bây giờ xem BOT là một sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá. Mặt khác, phí liên quan tới HĐND, Quốc hội quyết định, còn giá do doanh nghiệp cung cấp, vì BOT là sản phẩm của doanh nghiệp nên cần điều chỉnh lại cho chính xác.
Khi chuyển qua “thu giá” thì sẽ giảm giá, để cân đối được phương án tài chính, còn nếu phí muốn thay đổi sẽ phải thông qua các bộ nên rất chậm. Việc chuyển đổi tên trạm “thu phí” thành trạm “thu giá” BOT không có gì khác mà chỉ là linh động hơn.
“Sản phẩm nào cũng phải đem lại hiệu quả kinh doanh. Dự án BOT họ bỏ vốn toàn bộ thì cũng cần có phương án hoàn vốn. Nhà nước cố gắng điều chỉnh thấp nhất để tạo điều kiện cho xã hội. Khi điều chỉnh, trạm thu giá nào có điều kiện đều giảm toàn bộ xuống mức thấp nhất để hỗ trợ chi phí người dân”, ông Thể nói.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể. Ảnh: Báo Giao thông |
Theo báo Dân Việt, ông Thể cho biết: “Về nguyên tắc sản phẩm đó của DN nhưng cơ quan chức năng có điều tiết theo thị trường. Tại sao Chính phủ, bộ, ngành và Quốc hội yêu cầu xem xét, tức là chúng tôi phải điều tiết để đảm bảo lợi ích một cách hài hòa giữa nhà đầu tư và lợi ích người dân. Không phải cứ là sản phẩm DN làm ra là họ tự ấn định giá, đối với trạm BOT có hợp đồng được ký với Bộ để chúng tôi giám sát việc này.
Chính vì thế mới có chuyện giảm từ 35.000 đồng xuống 25.000 đồng để hài hoà lợi ích các bên, Nghị định quy định nếu thay đổi thì phải điều chỉnh theo yêu cầu Chính phủ. DN phải đăng ký với Bộ, Bộ xem xét khi nào thấy hài hoà hết các lợi ích, bảo đảm chi phí xã hội thấp nhất thì mới được điều chỉnh, nếu không thì không được điều chỉnh”.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay, mỗi giai đoạn lịch sự thì khả năng chịu đựng của nền kinh tế khác nhau. Hiện nay chủ trương là giảm đến thấp nhất chi phí của hàng hóa. Về bản chất, thì hiện nay điều chỉnh để làm sao đảm bảo khả năng chịu đựng của nền kinh tế thấp nhất.
“Về bản chất nhà đầu tư kinh doanh thì phải có lợi nhuận theo quy định của Nhà nước. Thu giá cao thì thời gian hoàn vốn ngắn, thu giá thấp thì thời gian dài, tất cả điều này đều theo quy định của nhà nước. Cơ quan quản lý nhà nước điều tiết làm sao bảo đảm hài hòa lợi ích của DN. Hiện nay hầu như chúng ta giảm giá hết toàn bộ các trạm thu BOT đến mức thấp nhất để bảo đảm làm sao chi phí thấp nhất trong giai đoạn hiện nay”, ông Thể nói.