• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Các cầu thủ làm thể nào để vượt qua rào cản ngôn ngữ khi thi đấu trên sân?

Thể thao 22/06/2018 09:01

(Tổ Quốc) -Sự khác biệt về mặt ngôn ngữ đã khiến những trận đấu quốc tế trở nên khó khăn hơn trong việc trao đổi thông tin. Vậy các cầu thủ làm thể nào để vượt qua rào cản ngôn ngữ khi thi đấu trên sân?

Trong trận đấu giữa Iraq và Tây Ban Nha vào thứ Tư vừa rồi, chúng ta thấy trọng tài đã bỏ qua yêu cầu của một cầu thủ Iraq. Cả 2 cầu thủ ngay lập tức vây quanh trọng tài người Uruguay - Andres Cunha và bắt đầu la hét với trọng tài. Ngôn ngữ chính thức của Uruguay là tiếng Tây Ban Nha, vì vậy sẽ dễ dàng cho trọng tài Cunha và các cầu thủ Tây Ban Nha hiểu nhau. Vậy còn về phía các cầu thủ Iran thì sao?

Tình huống như thế này thường xảy ra ít nhất 1 lần trong World Cup với 32 đội bóng đến từ 32 quốc gia khác nhau, tương đương với khoảng 18-20 ngôn ngữ khác nhau. Chúng ta đã thấy các đội bóng khác xa nhau cạnh tranh như Thụy Điển và Hàn Quốc. Đồng thời, trọng tài thường là một người từ một quốc gia hoàn toàn khác so với 2 đội trên sân. Vậy các đội phải giao tiếp với nhau như thế nào?

Các cầu thủ làm thể nào để vượt qua rào cản ngôn ngữ khi thi đấu trên sân? (Ảnh: Getty Images)

Các cầu thủ thường sử dụng nhiều cử chỉ tay, biểu cảm khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể. Ngoài ra còn có các tín hiệu tay được quy ước nhằm biểu thị các ký hiệu trong trận đấu như phạt góc, thay người, đá phạt,…Tuy nhiên với 90 phút cùng với thời gian có hạn, sẽ không đủ thời gian để trọng tài và các cầu thủ hiểu nhau. Thực tế, luật bóng đá đã quy định rõ ràng và trọng tài có thể hoàn thành công việc của mình đơn giản bằng cách sử dụng cử chỉ. Ngay cả thẻ đỏ và thẻ vàng cũng được phát  minh ra là nhằm loại bỏ rào cản ngôn ngữ.

FIFA đã liệt kê 4 ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. Vậy trọng tài và cả các cầu thủ liệu có thật sự nói 4 thứ ngôn ngữ trên trong một trận đấu không?

Trong quá trình xây dựng World Cup 2014, FIFA đã tổ chức các hội nghị tranh luận về vấn đề này. Ngoài nhu cầu tập thể dục nghiêm ngặt ( trọng tài thường chạy từ 6 đến 7,5 dặm trong một trận đấu), một trong những yêu cầu cần thiết nhất với trọng tài đó là phải biết nói tiếng Anh.

Một ví dụ điển hình cho sự bất đồng về mặt ngôn ngữ là tại World Cup 2014, trong trận mở màn Brazil gặp Croatia. Trọng tài cho trận đấu đó là người Nhật Bản – ông Yuichi Nishimura, và hậu vệ người Croatia Vedran Corluka tuyên bố ông này “không nói tiếng Anh mà đang nói tiếng Nhật”.

Liên đoàn bóng đá Nhật Bản sau đó bác bỏ tuyên bố của Corluka, nhấn mạnh rằng trận đấu được tiến hành bằng tiếng Anh và tất cả các trọng tài tham dựWorld Cup đều nói tiếng Anh.

Chính vì vậy, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ quốc tế. Trọng tài bóng đá cho FIFA và UEFA, Liên đoàn bóng đá của Châu Âu có thể nói một số ngôn ngữ, nhưng tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc. Điều tương tự cũng ngày càng đúng tại Thế vận hội Olympic, nơi tiếng Pháp, một ngôn ngữ được sử dụng bởi các quan chức, đã bị bác bỏ và thay thế vào đó là tiếng Anh.

Vì vậy, có thể kết luận rằng hầu hết các cuộc hội thoại diễn ra giữa cầu thủ và trọng tài tại World Cup đều bằng tiếng Anh.

Bạch Dương

NỔI BẬT TRANG CHỦ