(Tổ Quốc) - Chủ trương đúng đắn, kết hợp Đông –Tây và tổ chức thường xuyên – là những gì bạn bè quốc tế nhận xét về chuỗi chương trình nghệ thuật được thực hiện theo yêu cầu của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện.
- 30.08.2016 Nhà hát Lớn “rộng cửa”: Tổng cục Du lịch sẽ vào cuộc
- 30.08.2016 “Cháy” vé ba đêm diễn nghệ thuật tại Nhà hát Lớn
- 30.08.2016 Nghệ sĩ miệt mài trước giờ công diễn
- 30.08.2016 Nội dung tường thuật trực tiếp: Khai màn Giao hưởng đặc biệt ở “thánh đường nghệ thuật”
- 30.08.2016 Thăng hoa cảm xúc với màn ra mắt “Giao hưởng đặc biệt“
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đến Nhà hát Lớn từ rất sớm (ảnh: Giang Nam) |
Rất nhiều các đại sứ, các vị đại diện các tổ chức ngoại giao, quốc tế cùng đông đảo khán giả nước ngoài đã có mặt trong chương trình Hoà nhạc Giao hưởng đặc biệt - sự kiện đầu tiên trong chuỗi các chương trình nghệ thuật chất lượng cao theo chủ trương của Bộ VHTTDL, đồng thời cũng là một trong những chương trình nghệ thuật lớn chào mừng Quốc khánh 2/9 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối hôm qua (30/8).
Được đánh giá là thành công rực rỡ, chương trình hoà nhạc đã nhận được rất nhiều sự tán thưởng, đặc biệt từ các nhà ngoại giao quốc tế - những người luôn theo sát Việt Nam trên mọi lĩnh vực, bao gồm cả văn hoá và nghệ thuật. Đêm nhạc cũng là một dịp hiếm hoi các chính trị gia đến từ nhiều quốc gia khác nhau cùng thưởng thức và phần nào chia sẻ suy nghĩ của mình về nghệ thuật Việt Nam trên con đường chinh phục khán giả trong nước và quốc tế.
Chủ trương đúng đắn, cần được thực hiện nhiều hơn
Khi được hỏi về ý tưởng của Bộ trưởng Bộ VHTTDL muốn đưa Nhà hát Lớn trở thành một địa điểm “sáng đèn hàng đêm” với những chương trình nghệ thuật phong phú về thể loại và có chất lượng cao nhất, các nhà ngoại giao đều rất tán đồng và nhìn nhận đây là một chủ trương đúng đắn và cần được thực hiện nhiều hơn.
Bà Shafinskala Natalia Valerievna trả lời phỏng vấn báo Tổ quốc |
Bà Shafinskaia Natalia Valerievna, Quyền Trưởng cơ quan đại diện Cơ quan hợp tác LB Nga Rossotrudnichestvo tại Việt Nam kiêm Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội - một người phụ nữ Nga nhưng lại nói tiếng Việt đặc biệt lưu loát chia sẻ cảm xúc phấn khích của mình khi được tham gia buổi hoà nhạc: “Là một nhà Việt Nam học, một người Nga yêu Việt Nam… tôi rất vui mừng vì đã có mặt trong buổi hoà nhạc này. Đối với Việt Nam nói riêng và mối quan hệ Việt Nam – LB Nga nói chung, những chương trình nghệ thuật do Bộ VHTT&DL Việt Nam tổ chức đều quan trọng và mang nhiều ý nghĩa.”
Đại sứ Thái Lan hy vọng Bộ VHTT&DL sẽ tổ chức nhiều chương trình như thế này hơn |
Cùng có mặt trong buổi tối ngày hôm qua tại Nhà hát Lớn là ông Manopchai Vongphakdi, Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam. Ông Vongphakdi bày tỏ sự hài lòng với buổi hoà nhạc và hy vọng rằng những chương trình tương tự sẽ được Bộ VHTT&DL Việt Nam tổ chức nhiều hơn trong tương lại, đặc biệt tại các sự kiện ngoại giao - bởi theo ngài Đại sứ, ngày nay, “văn hoá đang trở thành một khía cạnh vô cùng quan trọng của quan hệ quốc tế.”
Hiệu quả tuyệt vời khi nghệ thuật Đông- Tây gặp gỡ
Các nhà ngoại giao và bạn bè quốc tế đều đánh giá cao quyết định đem các thể loại nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, múa rối nước… và kịch nói Việt Nam lên sân khấu Nhà hát Lớn – một địa điểm vốn gắn liền với các loại hình nghệ thuật phương Tây kinh điển.
"Nhạc cụ truyền thống Việt Nam trình diễn cùng sân khấu với các nghệ sỹ của Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia là một sự kết hợp tuyệt vời", bà Almuth Meyer-Zollitsch - Viện trưởng Viện Goethe Hà Nội cho biết |
“Tôi nghĩ nghệ thuật truyền thống Việt Nam có rất nhiều điều có thể giới thiệu với thế giới và khán giả quốc tế. Chương trình hôm nay là một cơ hội tuyệt vời để chúng tôi hiểu biết hơn về âm nhạc truyền thống của các bạn... Trong chuỗi chương trình có cả các tác phẩm cổ điển phương Tây. Sự kết hợp Đông và Tây này thật là tuyệt vời. Và nó sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến cả khán giả trong nước và quốc tế” ngài đại sứ Thái Lan Manophai Vongphkdi nói.
Phó Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam, ông Wolfgang Manig |
Cùng chia sẻ quan điểm này, Phó đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam, ông Wolfgang Manig cho biết: "Ttrong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, sự hoà quyện giữa văn hoá nội địa với văn hoá nước ngoài sẽ mở mang hơn nữa tầm nhìn của người dân địa phương cũng như những người nước ngoài sống tại địa phương này"
Còn ông Artyom Khachatryan, đến từ Đại sứ quán Armenia tại Việt Nam cho biết, đây là lần đầu tiên ông thưởng thức một chương trình hoà nhạc tại Nhà hát Lớn Hà Nội và hoàn toàn ấn tượng với những gì mình đã trải qua: Sự kết hợp giữa nhạc cụ truyền thống Việt Nam trên cùng một sân khấu với các nhạc cụ kinh điển của phương Tây đã đem lại một cảm giác rất thú vị, nó khiến chính nhạc cổ điển trở nên hiện đại hơn.
“Tôi có thể nghe nhạc giao hưởng, opera và ballet tại các thành phố châu Âu, Bắc Kinh hay Cairo…,” ông Cher Shane, một chuyên gia cao cấp đến từ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) chia sẻ, “nhưng nếu ở Việt Nam, những người nước ngoài như tôi chắc chắn sẽ muốn tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống của các bạn. Và việc được thưởng thức nghệ thuật truyền thống trong một không gian tuyệt vời như Nhà hát Lớn Hà Nội, chắc chắn sẽ là một trải nghiệm khó quên.”
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khán giả nước ngoài thưởng thức nghệ thuật chất lượng cao
Cher Shane tiết lộ, ông và vợ rất hứng thú với kịch nói Việt Nam, tuy nhiên còn e ngại về sự bất đồng ngôn ngữ. Theo ông, nên chăng trong các chương trình kịch nói và sân khấu, khán giả nước ngoài sẽ được cung cấp quyển chương trình, trong đó tóm tắt nội dung chính của các màn, cảnh trong vở kịch để người xem có thể hiểu được phần nào những gì họ đang thưởng thức. “Điều này, chắc chắn sẽ khuyến khích nhiều người nước ngoài hơn nữa tìm hiểu về kịch nói và sân khấu Việt Nam”, ông nói.
Chuyên gia của ADB, ông Cher Shane và vợ rất hứng thú với kịch nói Việt Nam |
Còn theo Phó đại sứ Wolfgang Manig, truyền thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quảng bá, giới thiệu nền văn hoá đa dạng của một quốc gia đến với thế giới. Điều này cần có sự tham gia hành động của Bộ VHTT&DL. Ngoài ra, ông Manig cũng đánh giá rằng, “âm nhạc là một trong những công cụ hiệu quả nhất để đem thế giới đến với đất nước Việt Nam.”
Chương trình Hòa nhạc Giao hưởng đặc biệt đã thành công rực rỡ (ảnh: Giang Nam) |
Nhận định của ngài Phó đại sứ CHLB Đức nhận được sự ủng hộ của Đại sứ CHLB Brazil tại Việt Nam, ông Marco Brandao. Đánh giá cao những gì buổi hoà nhạc tối qua đem lại cho khán giả, ông tin rằng chuỗi chương trình nghệ thuật chất lượng cao của Bộ VHTT&DL sẽ đạt được thành công lớn: “Các bạn có rất nhiều các nhạc công và các nghệ sỹ xuất sắc. Nếu những chương trình tương tự được tổ chức thường xuyên, chắc chắn sẽ thu hút được sự tham gia của cả khán giả trong nước cũng như khán giả quốc tế tại Việt Nam.”