• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Cách Qatar bảo tồn di sản văn hóa: Việt Nam có thể học hỏi

Văn hoá 10/07/2023 16:25

(Tổ Quốc) - Theo trang LSE, tại thành phố thủ đô náo nhiệt ở Qatar, đi bộ dọc theo Doha mang đến cho người dân địa phương cũng như khách du lịch một cái nhìn mang tính biểu tượng về đường chân trời đầy ấn tượng của thành phố cùng với những chiếc thuyền gỗ trôi dọc theo bờ Vịnh Doha.

Trong khi những tòa nhà chọc trời cao chót vót là phát minh của kiến trúc hiện đại thì những chiếc thuyền gỗ dọc theo bờ vịnh Doha lại gợi nhớ đến thời kỳ tiền dầu mỏ của Qatar khi những con tàu buôn quan trọng thường ghé qua giúp chỗ ngư dân hay thợ lặn ngọc trai. Sau khi ngắm cảnh, du khách đi qua một đường hầm dưới lòng đất, đi tàu cao tốc đến chợ truyền thống Souq Waqif , là một khu chợ nổi tiếng của Qatar.

Cách Qatar bảo tồn di sản văn hóa: Việt Nam có thể học hỏi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Alainna Liloia

Theo thời gian, khung cảnh trung tâm thành phố đang lưu giữ vẻ đẹp hiện đại kết hợp với truyền thống cùng tồn tại trong một quốc gia giàu dầu mỏ. Khi sự phát triển và hiện đại hóa nhanh chóng đã dẫn đến những thay đổi lớn trong cơ cấu văn hóa và xã hội của quốc gia, Qatar tiếp tục tự hào về công tác bảo tồn văn hóa và truyền thống.

Điều này thể hiện rõ qua sự phát triển của ngành công nghiệp di sản văn hóa – bao gồm các tổ chức văn hóa như bảo tàng, chợ truyền thống, các tòa nhà được cải tạo và thậm chí cả các lễ hội văn hóa liên tục diễn ra.

Những nỗ lực của Qatar trong bảo tồn văn hóa đã góp phần tạo nên bản sắc độc đáo, khác biệt với những quốc gia Trung Đông khác và thu hút số lượng lớn khách du lịch đến đây. Bên cạnh đó, Qatar cũng rất ý thức trong nỗ lực duy trì bản sắc dân tộc và những thứ đã gắn bó với người dân nơi đây.

Bảo tồn giá trị truyền thống

Các chương trình nghị sự chính trị hiện tại của Qatar tập trung chủ yếu vào việc cân bằng giữa hiện đại hóa và giữ gìn nét truyền thống. Một số người dân Qatar đã lo ngại rằng quá trình hiện đại hóa đất nước đang khiến quốc gia này trở nên Tây hóa và đánh mất di sản.

Sau khi nước này phát hiện ra khí đốt tự nhiên vào những năm 1970, sự giàu có của ngành dầu mỏ ngày càng mạnh mẽ, dẫn đến làn sóng lao động lớn từ nước ngoài đến quốc gia này cũng như các chuyên gia kinh doanh phương Tây đang tìm cách kiếm lợi từ sự giàu có mới của Qatar.

Thách thức hiện tại là duy trì sự cân bằng giữa cuộc sống hiện đại và các giá trị văn hóa truyền thống của đất nước. Kể từ đây, Qatar đã chú ý hơn đến công tác bảo tồn di sản văn hóa. "Tầm nhìn Quốc gia của Qatar năm 2030"- được ban hành vào năm 2008 cũng vạch ra các mục tiêu phát triển đất nước - nêu rõ mặc dù đạt được những thành tựu kinh tế và xã hội nhanh chóng nhưng Qatar vẫn duy trì các giá trị văn hóa và truyền thống của mình với tư cách là một quốc gia Ả Rập và Hồi giáo".

Ngoài ra, tài liệu cũng đề cập đến sự cần thiết của các thể chế "bảo tồn di sản quốc gia của Qatar và nâng cao các giá trị cũng như bản sắc của người Ả Rập và Hồi giáo". Tương tự, Chiến lược Phát triển Quốc gia của Qatar ban hành năm 2011 cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc bảo tồn các truyền thống của quốc gia, nêu rõ: "thách thức chính, dai dẳng là duy trì sự cân bằng giữa cuộc sống hiện đại, các giá trị văn hóa và truyền thống của đất nước."

Tạo ra các tổ chức văn hóa, bảo tàng và lễ hội là chiến lược mà Qatar muốn cố gắng thực hiện lời hứa tiếp tục bảo tồn các giá trị truyền thống. Các sáng kiến di sản cũng mang lại cho người dân Qatar cảm giác vẫn thuộc về quốc gia và quốc gia cũng thuộc về họ.

Phát triển các dự án di sản văn hóa

Sự phát triển của các dự án di sản văn hóa ở Qatar nói riêng và các quốc gia vùng Vịnh Ả Rập nói chung có thể bắt nguồn từ những năm 1970. Giới chức trách Qatar cũng thúc đẩy duy trì sự ổn định và phát triển, vì vậy đã tìm cách thúc đẩy ý thức duy trì bản sắc dân tộc.

Cụ thể, Bảo tàng quốc gia đầu tiên của Qatar được thành lập vào năm 1975, nhưng trong những năm gần đây, Qatar thậm chí còn tập trung nhiều hơn vào việc thúc đẩy bản sắc văn hóa mạnh mẽ thông qua các dự án di sản.

Bảo tàng Qatar được thành lập vào năm 2005 và các dự án bảo tồn kiến trúc văn hóa này, chẳng hạn như khôi phục các tòa nhà di sản của các thương nhân ngọc trai nhằm giới thiệu kiến trúc địa phương từ thế kỷ 19 và 20 tới người dân cũng như khách du lịch quốc tế. Qatar cũng có nhiều bảo tàng khác như Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo (MIA), Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Ả Rập (Mathaf) và Bảo tàng Quốc gia Qatar.

Bên cạnh đó, các dự án di sản gần đây của Qatar như khôi phục chợ truyền thống Souq Waqif vào năm 2004; thành lập một chợ truyền thống khác Souq Al-Wakrah vào năm 2008; sự xuất hiện của các lễ hội văn hóa như Lễ hội Dhow truyền thống từ năm 2011 và lễ kỷ niệm Ngày Quốc khánh cũng đã triển khai nhằm phát huy công tác bảo tồn và phát triển văn hóa. Kể từ năm 2007, chợ Souq Waqif là nơi sở hữu một số nhà hàng Qatar truyền thống trong cả nước và một số người Qatar còn cho rằng chợ được xây dựng trên nền của một thị trấn cổ trước đây.

Những dự án này chắc chắn thu hút du lịch và sự chú ý của quốc tế. Thêm vào đó, Chính phủ Qatar cũng luôn thể hiện uy tín với người dân nước này rằng Qatar không bao giờ đánh mất đi giá trị truyền thống hay văn hóa quốc gia và chắc chắn bản sắc Qatar riêng biệt vẫn còn tồn tại. "Chúng ta đang thay đổi văn hóa quốc gia từ bên trong nhưng đồng thời cũng đang kết nối lại với truyền thống đã có", Chủ tịch của Bảo tàng Qatar (QM) Sheikha Al Mayassa nhấn mạnh.

Bà Sheikha Al Mayassa cũng thừa nhận rằng tính tất yếu của sự thay đổi nhưng truyền thống vẫn phải giữ nguyên vẹn.

Trang web của Bảo tàng Qatar cũng nêu rõ: "Chúng tôi bảo tồn các giá trị văn hóa của đất nước gắn kết với quá khứ của Qatar để người dân địa phương có thể nhìn thấy sự liên kết các giá trị trong những năm đã qua, ngay cả khi môi trường xung quanh thay đổi. Các dự án di sản văn hóa có thể giúp cho người dân Qatar nhìn thấy những đại diện hữu hình về quá khứ tại quốc gia cũng như ý thức về văn hóa và bản sắc riêng biệt trong hiện tại".

"Việc giữ gìn đạo đức và các giá trị là điều quan trọng. Trong một thời gian ngắn, chúng tôi dường như đã đánh mất truyền thống của mình...Và bây giờ chúng tôi đang quay trở lại với những giá trị truyền thống đó", bà Latifa Al-Muftah, một phụ nữ trung niên giàu có người Qatar nói./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ