• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Châu Âu gần Trung Quốc: Tín hiệu bỏ lại sau lưng lo lắng tìm tới lợi ích tương xứng?

Kinh tế 08/04/2019 16:50

(Tổ Quốc) - Phó Thủ tướng Hy Lạp Yannis Dragasakis hi vọng nhiều triển vọng tiếp tục quan hệ hai nước trước thềm thượng đỉnh Trung Quốc và châu Âu.

Tín hiệu từ Hy Lạp muốn đến gần với Trung Quốc?

Trong một phỏng vấn trên tờ scmp tại Athens, phó Thủ tướng Yannis Dragasakis cho biết ông hi vọng mọi tiến triển sẽ theo lộ trình trong quan hệ giữa châu Âu với nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới là Trung Quốc.

Châu Âu gần Trung Quốc: Tín hiệu bỏ lại sau lưng lo lắng tìm tới lợi ích tương xứng? - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Hy Lạp Yannis Dragasakis. Ảnh:Alamy

"Chúng tôi luôn mong muốn sẽ nhìn thấy mối quan hệ tốt giữa châu Âu với Trung Quốc. Điều quan trọng, chúng ta nên bắt đầu thảo luận về Trung Quốc từ các vấn đề đối lập. Những gì cần thiết và các vấn đề mà chúng ta cần phải giải quyết với phía Bắc Kinh", ông Yannis Dragasakis nói trên tờ scmp.

Nói tại thượng đỉnh thường niên giữa Trung Quốc và châu Âu tại Brussels vào ngày 2/4, ông Yannis Dragasakis cho rằng cần phải nỗ lực giải quyết các nghi ngờ giữa các quốc gia châu Âu về các khúc mắc với Trung Quốc trong khu vực.

Washington liên tục chỉ trích mục tiêu cho dự án khổng lồ "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc.

Trong tháng trước, Italy đã trở thành quốc gia G7 đầu tiên tham gia chương trình "Vành đai và con đường" với Trung Quốc nhằm thúc đẩy kênh xuất khẩu và giao dịch giữa hai bên.

Trong năm ngoái, Hy Lạp là quốc gia cũng đã ký kết cùng với Trung Quốc tham gia dự án này. Trung Quốc muốn đưa cảng  Pireaus này trở thành điểm đầu mấu chốt cho chương trình "vành đai và con đường" nhằm hướng tới điểm cửa ngõ cho hàng hóa đến châu Âu và Bắc Phi.

"Hy Lạp cần đầu tư. Chúng tôi hi vọng lộ trình sẽ tiếp tục cho đến ngày cuối cùng. Điều này được hiểu rằng, chúng ta nên bắt lấy các cơ hội và xây dựng triển vọng cho tương lai hợp tác giữa hai nước. Hy Lạp sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách đa chiều và không loại trừ bất kỳ ai", ông Yannis Dragasakis nói.

Ông Yannis Dragasakis cũng nói rằng cả Đức và Pháp cũng liên tục có các thỏa thuận với Bắc Kinh.

Trong chuyến thăm Pháp của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng trước, Tổng thống Emmanuel Macron cũng đã có ký kết thỏa thuận với Trung Quốc và thúc đẩy quan hệ hai nước.

"Đức cũng sẽ làm điều tương tự", ông Yannis Dragasakis nói.

Châu Âu đang làm điều tương tự?

Nhắc đến đàm phán thương mại Mỹ-Trung, các quan chức Washington và Bắc Kinh đã đàm phán về một loạt vấn đề, như tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ, hàng rào phi thuế quan, nông sản, dịch vụ, hoạt động mua hàng hóa Mỹ và cơ chế thực thi thỏa thuận trong tuần qua.

Trung Quốc đang tiếp cận với từng quốc gia thành viên của EU và tiến hành cơ chế đàm phán song phương. Bắc Kinh có gợi ý sáng kiến "Vành đai - Con đường" đến các quốc gia châu Âu.một số nước Bắc Âu, Nam Âu cũng là một phần của đại kế hoạch này.

Italy, một trong những quốc gia có tiếng nói tại châu Âu trở thành thành viên tiếp theo có tên trong Vành đai - Con đường. EU cho rằng Trung Quốc đang khôn khéo trong việc lợi dụng khó khăn của từng nước trong EU và áp đặt vào đó các điều kiện có lợi cho mình.

Tổng thống Macron đã mời Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker trong cuộc gặp gỡ ở Paris cùng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng trước. Các nhà lãnh đạo đứng đầu đã cùng trao đổi hợp tác kinh tế giữa khối thương mại châu Âu và Trung Quốc.

Ông Yannis Dragasakis cho biết, quan hệ của Hy Lạp với Trung Quốc dựa trên nền tảng vững chắc rằng, cả hai nước cùng chia sẻ lợi ích, đặc biệt thông qua sáng kiến "Vành đai và con đường" do Trung Quốc đi đầu.

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cũng đang cân nhắc việc sẽ tham gia thượng đỉnh "Vành đai và con đường" tại Bắc Kinh do Trung Quốc chủ trì vào cuối tháng này.

Các thành viên có thể mong đợi tham gia thượng đỉnh lần này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, châu Âu đã bắt đầu nhìn vào các giá trị trong chiến lược từ sáng kiến "Vành đai và Con đường".

Nếu xác nhận tham gia thì sự hiện diện của Hy Lạp tại thượng đỉnh sẽ đánh dấu nỗ lực của nước này trong nỗ lực đến gần Trung Quốc và thúc đẩy quá trình hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới giống với những gì Italy đã làm.

Theo Thủ tướng Hi Lạp Alexis Tsipras , Hi Lạp có thể cần phải thay đổi quan hệ với Bắc Kinh nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại trong thời gian tới.

Ông Yannis Dragasakis cũng cho rằng, có triển vọng lớn cho quan hệ tương lai giữa Hy Lạp và Trung Quốc bởi vì cả hai nước đều mong muốn đạt được lợi ích tương xứng.

Quan hệ với các quốc gia châu Á khác sẽ tiếp tục được thúc đẩy trong thời gian tới, ông Alexis Tsipras nói thêm.

Theo ông Dragasakis, Athens không nên có các chính sách hà khắc đối với bất kỳ quốc gia nào mà cần thu hút đầu tư nước ngoài thúc đẩy kinh tế đất nước.

Chẳng hạn như Ấn Độ, nước này luôn xem Hy Lạp là đối tác kinh tế tiềm năng.

"Quan hệ với Ân Độ vẫn khác. Chúng ta có thể nhìn về Trung Quốc và thúc đẩy quan hệ với nước này. Dĩ nhiên, chúng ta vẫn phải duy trì quan hệ hai nước", ông Dragasakis cho biết đồng thời khẳng định thúc đẩy các quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam trong thời gian tới.


Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ