(Tổ Quốc) - Với không gian của những đồng cừu trải dài mênh mông khiến du khách như lạc vào nông trại cừu cổ tích châu Âu đã thu hút rất nhiều khách du lịch đến check-in.
- 20.02.2019 Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại 13 điểm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 11.01.2019 Ninh Thuận tăng cường các hoạt động dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi thu hút khách du lịch
- 24.12.2018 Đưa ngành du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Ninh Thuận
- 08.11.2018 Ninh Thuận: Độc đáo với dịch vụ chở khách du lịch bằng máy cày ở Mũi Dinh
- 02.04.2018 Các giá trị di sản văn hoá là nền tảng phát triển du lịch Ninh Thuận
Đồng cừu Suối Tiên ở TP.Cam Ranh
Một điểm check-in mới đang sốt trên mạng thời gian gần đây chính là Đồng cừu Suối Tiên ở xã Cam Thịnh Đông, TP. Cam Ranh. Đồng cừu này mới bắt đầu mở cửa đồng cừu vào mùng 2 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi nhưng đã được nhiều bạn trẻ tìm đến.
Đồng cừu Suối Tiên ở TP.Cam Ranh - Ảnh: Báo Khánh Hòa
Đồng cừu Suối Tiên nằm giáp ranh tỉnh Ninh Thuận (đường đi Vĩnh Hy, cách Quốc lộ 1 khoảng 1km). Đây là khu đất rộng lớn với những tiểu cảnh khá đẹp mắt, con suối chạy vòng vèo mát rượi. Điểm nhấn của điểm du lịch này là đàn cừu gần 100 con được chăm sóc kỹ càng với mục đích để du khách tới đây check-in chụp hình. Vé vào cổng điểm du lịch này là 30.000 đồng.
Báo Khánh Hòa dẫn lời lãnh đạo UBND xã Cam Thịnh Đông cho biết, Đồng cừu Suối Tiên mới đi vào hoạt động nên chưa đánh giá được hiệu quả, nhưng đây cũng là một mô hình mới lạ được du khách quan tâm, làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch ở Cam Ranh. Nếu phát triển tốt, Đồng cừu Suối Tiên có thể là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách khi đi Vĩnh Hy hoặc đi Bình Lập. Tuy nhiên, vùng này khá trũng nên vào mùa mưa lũ nhiều khả năng bị ngập.
Đồng cừu Suối Nghệ ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Cách trung tâm TP HCM 70 km, đồng cừu ở xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa điểm rất hot với các bạn trẻ yêu thích chụp ảnh gần đây.
Đồng cừu Suối Nghệ thực chất là những đàn cừu được người dân chăn thả, tận dụng cánh đồng cỏ để nuôi, chủ yếu để bán thịt và lông. Dần dần, nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh nên những người chăn cừu đã mở dịch vụ để phục vụ cho du khách.
Nói là dịch vụ, nhưng người chăn cừu chỉ lùa cừu, cho cừu ăn nhằm tạo điều kiện thuận lợi để du khách chụp ảnh. Ngoài đàn cừu là đối tượng chính trên đồng cỏ, họ còn thả thêm vài chú ngựa, nhằm tạo nên một bối cảnh đậm chất du mục.
Đồng cừu Suối Nghệ là một trong những điểm đến rất hot gần đây, được du khách trẻ tuổi từ TP.HCM rất yêu thích. Ảnh: Phuong Ng, Zing.vn
Khu vực đồng cừu Suối Nghệ có khoảng 3 đàn cừu, tổng cộng gần 500 con. Vì được chăn thả, chăm sóc cẩn thận nên những chú cừu ở đây trông rất sạch sẽ, đặc biệt dễ thương, thân thiện và hiền với du khách. Đến đây, bạn có thể thoải mái bồng bế chúng, vuốt ve bộ lông trắng muốt như những cục bông mềm, tạo dáng chụp ảnh. Để chụp hình với đàn cừu, du khách chỉ tốn phí từ 50.000-100.000 đồng một nhóm để trả công cho người chăn cừu giúp bạn dẫn cừu, gọi cừu tập trung thành đàn…
Đến đây chụp ảnh, du khách cần lưu ý thời gian đàn cừu ra đồng ăn cỏ để có những bức ảnh đẹp nhất, ấn tượng nhất. Người chăn họ thường thả cừu ra đồng ăn cỏ vào khoảng thời gian từ 6-10h, và 14-16h. Bên cạnh đó, bạn nên nhờ người chăn hỗ trợ lùa cừu, tuyệt đối không nên tự xông vào giữa đàn, làm chúng sợ và chạy mất.
Cánh đồng cừu Ninh Thuận
Với phong cảnh núi non trùng điệp, hồ nước thơ mộng hòa trong những đồng cỏ xanh mơn mởn, đồng cừu An Hòa lôi cuốn và mê hoặc bất kỳ lữ khách nào khi ghé thăm.
Cánh đồng cừu Ninh Thuận - Ảnh: Zing.vn
Nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang khoảng 16 km theo hướng Tây Bắc chạy theo quốc lộ 1A, đồng cừu An Hòa (thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải) với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con, thích hợp cho du khách tham quan, ngắm cảnh, chụp ảnh cừu và trải nghiệm cuộc sống của dân du mục nơi đây.
Du khách có thể đến trang trại cừu sớm từ 6-7 h để thể thưởng thức những bữa cơm sáng cùng với dân địa phương trước khi lùa cừu ra đồng chăn tầm 8-10 h. Chuồng cừu thường được xây trên cao như nhà sàn để giữ cho cừu luôn khô ráo, tránh bệnh và để thuận tiện vệ sinh chuồng trại.