(Tổ Quốc)-Các bác sỹ Bệnh viện (BV) E vừa phẫu thuật thành công cho một trường hợp bệnh nhân nữ (36 tuổi, ở Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị hóc xương gà đâm sâu dưới 1/3 thực quản.
- 26.09.2017 Nhét pin điện tử vào mũi, bé gái bị chảy dịch lẫn máu
- 03.11.2017 Kịp thời cứu bé trai suýt tử vong do hạt na rơi vào lồng khí quản
- 06.11.2017 Phẫu thuật lấy kim khâu rỉ sét nằm trong lồng ngực bé gái gần 2 năm
- 06.11.2017 Bé 11 tháng tuổi tử vong vì nuốt phải…bong bóng
- 10.11.2017 Phẫu thuật nối liền bàn chân bé trai bị máy làm miến cắt đứt rời
Nguy hiểm nhất là khi hóc xương, bệnh nhân không đến ngay BV, mà chữa mẹo dân gian và uống sữa để mong mảnh xương đó tiêu đi. Khi đến BV, khu vực xương bị vướng đã biến chứng áp xe, nhiễm trùng nặng khiến ca phẫu thuật gắp dị vật khá phức tạp và nguy hiểm.
Các bác sỹ tiến hàng phẫu thuật cho bệnh nhân bị hóc xương gà. Ảnh: BSCC |
Bác sĩ Đặng Trung Thành – Phó trưởng Khoa Tiêu hóa, BV E cho biết, hóc dị vật thường theo đường ăn (thực quản) hoặc đường thở (khí quản, phế quản). Khi dị vật bị nuốt vào thực quản, nếu sắc nhọn hoặc có kích thước lớn sẽ mắc vào thực quản, cổ hoặc trong lồng ngực.
Khi dị vật vào đường thở, nếu lớn có thể bít đường thở gây suy hô hấp, tử vong, nếu nhỏ hơn sẽ vào sâu trong khí quản và tùy theo kích thước hoặc hình dáng mà vào sâu tới phế quản gốc hoặc các phế quản thùy phổi, gây ho, thở khò khè giống hen suyễn hay viêm phế quản, để lâu có thể ho ra máu, gây viêm nhiễm hoặc áp xe quanh dị vật.
Bác sĩ Thành khuyến cáo, các trường hợp bị hóc xương cần đến ngay BV để được khám và xử lý kịp thời. Đặc biệt, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý móc, gắp dị vật ra vì như vậy càng khiến dị vật trôi xuống sâu hoặc đâm sâu hơn vào thực quản. Bên cạnh đó, đối với bệnh nhân khi bị hóc xương cá hay xương gà tuyệt đối không chữa mẹo hay dùng bài thuốc dân gian vì sẽ gây nguy hại cho sức khỏe./.
Thế Công