• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

CNBC: Đông Nam Á giải mã công nghệ tạo cú hích khôi phục du lịch vượt qua dịch bệnh

Du lịch 14/10/2020 19:48

(Tổ Quốc) - Tổ chức Du lịch thế giới và Liên hợp quốc phỏng đoán rằng số lượng khách du lịch tại Đông Nam Á có thể giảm 80% trong năm 2020.

Mặc dù dịch bệnh Covid-19 vẫn nằm trong tầm kiểm soát ở một số khu vực nhưng khả năng lây nhiễm dịch bệnh vẫn là một ẩn số khó đoán. Trong khi ngành du lịch thế giới có tín hiệu đi xuống thì sức mạnh của công nghệ số lại có khả năng trở thành ưu tiên quan trọng tạo cú hích mới phát triển du lịch các quốc gia ở khu vực này.

CNBC: Đông Nam Á giải mã công nghệ tạo cú hích khôi phục du lịch vượt qua dịch bệnh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Một số quốc gia ở Đông Nam Á phụ thuộc nhiều vào ngành du lịch hiện vẫn phải đối mặt với biện pháp phong tỏa vì dịch bệnh, thậm chí nhiều lĩnh vực du lịch đang vật lộn để tồn tại.

Hiện nay, mặc dù các quốc gia châu Âu từng thực hiện việc nới lỏng các hạn chế đối với du lịch nhưng biên giới các nước Đông Nam Á vẫn tiếp tục đóng cửa.

Tổ chức Du lịch thế giới và Liên hợp quốc phỏng đoán rằng số lượng du khách quốc tế đã giảm 80% trong năm 2020. Báo cáo tháng Năm từ Tổ chức Du lịch thế giới chỉ ra rằng du lịch tại châu Á và Thái Bình Dương chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong ba tháng đầu năm nay khi số lượng du khách giảm khoảng 33 triệu.

Bong bóng du lịch tại Đông Nam Á

Mặc dù đại dịch Covid-19 vẫn nằm trong kiểm soát ở hầu hết các khu vực Đông Nam Á nhưng sự khó lường của các làn sóng lây nhiễm Covid-19 đã khiến các nhà chức trách không thể mở cửa biên giới.

Kế hoạch thí điểm kích hoạt đưa du lịch Thái Lan trở lại ban đầu được thiết lập cơ chế cấp thị thực du lịch đặc biệt đối với du khách lưu trú dài ngày. Kế hoạch này sẽ cho phép du khách quốc tế trong điều kiện sức khỏe đảm bảo có thể đi bất cứ nơi nào trong nước sau khi thực hiện kiểm dịch bắt buộc trong 14 ngày. Tuy nhiên, các kế hoạch nhanh chóng phải hoãn lại sau khi ca nhiễm mới được thông báo.

"Du khách đến Thái Lan và họ có thể chọn Băng Cốc hay Phuket là địa điểm tiến hành cách ly", ông Tanes Petsuwan – Phó thống đốc phụ trách truyền thông tiếp thị tại Tổng cục Du lịch Thái Lan nói trên CNBC trong một cuộc phỏng vấn.

Trong thời gian qua, Thái Lan liên tục đối mặt với khủng hoảng dịch bệnh và ngành du lịch nước này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Bộ trưởng Bộ Du lịch Thái Lan - Phiphat Ratchakitprakarn cho biết, quốc gia này từng có kế hoạch đón du khách quốc tế thông qua chương trình "Safe and Sealed" ( An toàn và đảm bảo). Đây sẽ là bước tiến mới thúc đẩy kích cầu du lịch trở lại của Thái Lan.

Brunei, Cambodia và Việt Nam đã nối lại một số chuyến bay quốc tế. Indonesia, Lào, Myanmar, Malaysia và Timor – Leste hiện vẫn đóng cửa đối với du khách nước ngoài trong khi các hoạt động du lịch không cần thiết không được phép triển khai tại Philippines.

Ông Tanes Petsuwan gọi tên Singapore và Trung Quốc là các quốc gia mà Thái Lan nhìn thấy khả năng xảy ra bong bóng du lịch trong tương lai. Singapore đang từng bước nới lỏng hạn chế nhằm đảm bảo du lịch an toàn với các quốc gia khác, bao gồm các nước láng giềng Đông Nam Á như Brunei, Malaysia, Việt Nam và gần đây nhất là Indonesia.

Giới quan sát bày tỏ hi vọng việc nới lỏng các hạn chế và thực hiện cái gọi là "làn đường xanh" của du lịch hàng không sẽ cho phép du khách từ các quốc gia khác đến và đi. Chu trình thực hiện sẽ diễn ra vào thời gian sớm nhất có thể trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách và chủ khách sạn đang tìm cách cân bằng giữa sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế.

Các cơ hội thúc đẩy số hóa

Ông Keith Tan, Giám đốc điều hành của Tổng cục Du lịch Singapore nói trên CNBC rằng thành phố đang hối thúc ngành du lịch phát triển các sản phẩm mới và cách thức sáng tạo nhằm phục vụ du khách ngay cả khi đất nước đang tìm cách thu hút người dân đến khám phá các điểm tham quan.

"Vào thời điểm quá bận rộn với việc đón du khách vào nước, Singapore sẽ không thể có thời gian và sáng tạo đổi mới. Hiện tại là thời gian này được đánh giá là phù hợp để mở rộng và xây dựng các kỹ năng mới về số hóa cũng như trải nghiệm thực tế ảo", ông Keith nhấn mạnh.

GTRIIP, một nền tảng nhận dạng kỹ thuật số hỗ trợ cho ngành khách sạn các giải pháp đăng ký trang web đơn giản và không cần tiếp xúc gần. Nền tảng trên giúp du khách chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh cá nhân mà không cần phải thông qua ứng dụng di động riêng biệt để đăng ký. Công nghệ này đã từng được áp dụng tại các khách sạn ở Singapore, Thái Lan, Macau và Nhật Bản.

"Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương nói chung đều có các ý tưởng đổi mới phát triển du lịch, đặc biệt vì đây là một thị trường đang phát triển nhanh", ông Maxim Tint – Giám đốc điều hành của GTRIIP nói trên CNBC trong một phỏng vấn.

"Các triển khai đầu tiên sẽ rất khó khăn. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gia tăng, định hướng thủ tục đăng ký an toàn và không tiếp xúc gần là cách thức nên được triển khai hiện nay", ông Tint thừa nhận.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ